Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

Bệnh hiv bắt nguồn từ đâu? Cách virus HIV xâm nhập vào cơ thể.như thế nào?

HIV virus là tên gọi của một loại virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Người bệnh sau nhiễm virus HIV dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và cuối cùng sẽ tử vong.

HIV là một căn bệnh đáng sợ, đã từng có thời gian trở thành đại dịch trên toàn thế giới.

Vậy HIV bắt nguồn từ đâu? Cách virus HIV xâm nhập và gây bệnh trong cơ thể như thế nào?

Các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Phòng khám đa khoa Biển Việt.

Liên hệ tư vấn về HIV miễn phí - Bảo mật thông tin 0983078836/ 0812217575

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

1. Bệnh HIV là gì?

HIV tên tiếng Anh là Human Immunodeficiency Virus, có nghĩa virus suy giảm miễn dịch ở người. HIV là một lentivirus (thuộc họ retrovirus) có khả năng gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), một tình trạng làm hệ miễn dịch của con người bị suy giảm, tạo điều kiện cho nhiễm trùng cơ hội và ung thư phát triển mạnh làm đe dọa đến mạng sống của người bị nhiễm bệnh.

2. Bệnh hiv bắt nguồn từ đâu?

Có 2 chủng HIV là HIV-1 (bắt nguồn từ tinh tinh) và HIV-2 (bắt nguồn từ loài khỉ Sooty Mangabey ở châu Phi). HIV-1 có khả năng lây truyền cao trên phạm vi toàn cầu.

3. Cách virus HIV xâm nhập và gây bệnh trong cơ thể

Khi HIV virus xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ xâm nhập vào một loại tế bào bạch cầu có tên là CD4. Ngoài ra, HIV còn có thể xâm nhập vào các tế bào khác như: Lympho bào B, đại thực bào, tế bào hình sao, tế bào nguồn, tế bào xơ non,... Khi đó, virus chiếm lấy tế bào, sử dụng tế bào để sản sinh ra hàng trăm nghìn bản sao, đồng thời phá hủy tế bào CD4. Tiếp theo, những bản sao virus HIV này sẽ xâm nhập vào hệ tuần hoàn, tiếp tục gắn vào tế bào CD4 khác và tiếp tục nhân lên.

Vì các tế bào CD4 có vai trò chống lại các tác nhân gây bệnh cho cơ thể nên khi lượng tế bào CD4 bị thiếu hụt thì sẽ làm giảm sức đề kháng khiến họ dễ mắc bệnh. Bên cạnh đó, khi số lượng virus HIV trong máu tăng lên, nguy cơ lây truyền virus từ người bệnh sang người khỏe mạnh cũng tăng theo.

Ở người lớn khỏe mạnh, số lượng CD4 dao động từ 500 - 1500 tế bào/mm3 máu. Ở người mắc HIV, nếu CD4 ở mức từ 350 - 500 tế bào/mm3 máu tức là hệ miễn dịch suy giảm nhẹ. Nếu CD4 ≤ 200 tế bào/mm3 máu đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch bị suy giảm nặng, nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội cao.

Các rối loạn chính trong đáp ứng miễn dịch ở bệnh nhân HIV/AIDS gồm:

Giảm số lượng tế bào lympho T toàn phần, đặc biệt là CD4 giảm nặng, tỷ lệ CD4/CD8 giảm.

Giảm chức năng của các tế bào miễn dịch: giảm khả năng tăng sinh tế bào đối với các chất gây phân bào và kháng nguyên, giảm đáp ứng độc tế bào vì giảm chức năng tế bào CD8 và tế bào Natural Killer.

Tăng phức hợp miễn dịch, tăng các tự kháng thể và một số protein khác trong huyết thanh.

Tăng gamma-globulin.

Giảm đáp ứng kháng thể nguyên phát đối với những kháng nguyên mới tiếp xúc lần đầu.

Giảm gamma-interferon.

Thời gian trung bình từ khi nhiễm HIV virus tới khi tiến triển thành AIDS là khoảng 10 năm. Một số bệnh nhân có thể tiến triển nhanh đến AIDS chỉ trong vài tháng. Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có liên quan chặt chẽ tới số lượng và chức năng của tế bào CD4.

4. Các giai đoạn bệnh HIV/AIDS

Các giai đoạn nhiễm HIV virus gồm:

Nhiễm cấp tính

Xảy ra 2 – 4 tuần sau khi nhiễm virus.

Đa số các trường hợp bị lây bệnh có các triệu chứng giống như cúm: sốt, phát ban, đau cơ, đau khớp, đau đầu, suy nhược, sưng hạch ở cổ và bẹn,...

Các triệu chứng nhẹ, không gây chú ý, những virus đang sinh sôi và lây lan khắp cơ thể trong thời gian này.

Là thời điểm khả năng lây truyền virus HIV sang người khác cao nhất vì số lượng virus trong máu của bệnh nhân rất cao.

Ẩn bệnh (không hoạt động hoặc im lìm)

Thường kéo dài nhiều năm.

Xuất hiện rất ít triệu chứng của HIV trong giai đoạn này. Nhiều người có thể không có triệu chứng trong nhiều năm.

Virus có trong cơ thể nhưng không tấn công hệ miễn dịch. Tuy nhiên, phát hiện và điều trị bệnh trong giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng.

AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)

Thường diễn ra nhiều năm sau khi bị lây nhiễm virus HIV.

Số lượng virus tăng nhanh, tấn công và tiêu diệt các tế bào miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, người bệnh có phản ứng miễn dịch rất yếu, mất khả năng kháng nhiễm.

Có nhiều triệu chứng khác nhau: sụt cân nhiều, nấm miệng, sốt kéo dài, tiêu chảy kéo dài, viêm phổi, lao phổi, viêm da, viêm mũi, viêm màng não, loét miệng nặng, thiếu máu,... Ở giai đoạn cuối của AIDS, người bệnh có những biểu hiện như suy kiệt, nấm thực quản, các bệnh nhiễm trùng cơ hội nặng, suy giảm trí nhớ, ung thư,...

Có nhiều loại thuốc có thể điều trị cho bệnh nhân AIDS nhưng không thể trị dứt điểm.

Lưu ý: Người bệnh có thể lây truyền HIV virus cho người khỏe mạnh trong bất kỳ giai đoạn nào nêu trên. Vì vậy, người sống chung với bệnh nhân HIV nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe để được hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh hữu hiệu.

5. Các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV

Nhiều người không chỉ quan tâm đến nguồn gốc của HIV mà còn thắc mắc làm thế nào để ngăn chặn căn bệnh này. Trên thực tế, HIV hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng sự chủ động trong cuộc sống chứ không chỉ trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, người mẹ có thể truyền HIV cho con khi mang thai, khả năng lây nhiễm HIV cho con là rất cao và khó phòng ngừa.

Các hành động hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS bao gồm:

Có đời sống tình dục lành mạnh và chung thủy một vợ một chồng miễn là cả hai bạn không bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi. Nếu bạn quan hệ tình dục với người chưa được xác định là nhiễm HIV, hãy sử dụng bao cao su. Sử dụng chất diệt tinh trùng và HIV khi quan hệ tình dục trong điều kiện thích hợp. Không tiêm thuốc. Chỉ truyền máu khi thực sự cần thiết và vì sự an toàn của bạn, không dùng chung kim tiêm mới với người khác. Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt là đồ dùng có dính máu, chẳng hạn như bàn chải và dao cạo râu.

Để yên tâm và phòng ngừa HIV hiệu quả cao nhất, bạn có thể dùng thuốc PrEP để bảo vệ bản thân và những người xung quanh trước nguy cơ lây nhiễm HIV.

Hiện nay PKĐK Biển Việt có cấp phát miễn phí thuốc PrEP.

Bạn có thể đến trực tiếp Biển Việt để được tư vấn đăng ký nhận thuốc, hoặc liên hệ theo hotline (081221757/ 0983078836).

Địa chỉ: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng Hà Đông).

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn xác định được nguồn gốc của HIV và những thông tin quan trọng về 'căn bệnh thế kỷ' này. Nếu bạn hoặc người thân nghi ngờ mình bị nhiễm HIV thì nên đến các bệnh viện lớn để làm các xét nghiệm, kiểm tra nhằm có kế hoạch điều trị sớm và kịp thời.

Bệnh hiv bắt nguồn từ đâu? Cách virus HIV xâm nhập vào cơ thể.như thế nào?
Hotline0812217575