HIV/AIDS là căn bệnh thế kỷ nguy hiểm mà y khoa đương đại chưa tìm ra thuốc điều trị dứt điểm hoàn toàn. Hiện nay, người nhiễm HIV chủ yếu được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng virus ARV. Vậy điều trị ARV là gì? Và nếu người bị HIV ngưng điều trị arv sống được bao lâu?
Hiện nay, việc duy trì sử dụng đều đặn thuốc ARV giúp người nhiễm HIV có thể chung sống hòa bình với căn bệnh quái ác này. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn tự ý ngừng điều trị bằng thuốc ARV? Ngưng điều trị ARV sống được bao lâu? Trong bài viết hôm nay, Phòng khám đa khoa Biển Việt sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này một cách chi tiết.
Phòng khám đa khoa Biển Việt – Địa chỉ điều trị HIV uy tín, bảo mật, chất lượng.
Quý khách cần tư vấn về HIV với Biển Việt theo số Hotline: 0812217575/ 0983078836.
Địa chỉ: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội (Cuối đường Chiến Thắng Hà Đông).
1. Điều trị ARV là gì?
Điều trị ARV là phương pháp sử dụng thuốc kháng virus ARV trong điều trị cho người bệnh HIV.
Mục đích của phương pháp điều trị này bao gồm:
- Ức chế sự nhân lên của virus HIV đồng thời duy trì nồng độ virus trong máu ở mức thấp nhất có thể.
- Phục hồi chức năng miễn dịch đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống đồng thời tăng khả năng sống sót cho người bệnh.
Việc điều trị ARV cần đảm bảo nguyên tắc:
- Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các dịch vụ chăm sóc cũng như hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS về mặt y tế, tâm lý, xã hội.
- Điều trị ARV chủ yếu là điều trị ngoại trú, thường được bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định khi người bệnh đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về lâm sàng hoặc các xét nghiệm chứng tỏ đã sẵn sàng cho việc điều trị.
- Bất kỳ phác đồ điều trị nào cũng cần ít nhất 3 loại thuốc.
- Điều trị ARV là điều trị suốt đời, đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ điều trị tuyệt đối để đảm bảo hiệu quả điều trị, đồng thời tránh tình trạng kháng thuốc.
- Để ngăn ngừa lây nhiễm virus trong cộng đồng, người nhiễm HIV điều trị ARV vẫn phải áp dụng các biện pháp dự phòng.
- Khi tình trạng miễn dịch chưa hồi phục, người bệnh HIV cần phải tiếp tục điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Khi đưa một người bệnh vào điều trị ARV, bác sĩ cần đánh giá dựa trên tiêu chuẩn để bắt đầu điều trị mà ở đây cụ thể là căn cứ vào số lượng tế bào CD4 và giai đoạn lâm sàng.
Trong trường hợp có xét nghiệm CD4, chỉ định điều trị ARV khi:
- Người nhiễm HIV giai đoạn 4, không phụ thuộc số lượng tế bào CD4.
- Người nhiễm HIV giai đoạn 3 với TCD4 dưới 350 TB/mm3.
- Người nhiễm giai đoạn 1, 2 với TCD4 dưới 250 TB/mm3.
Trường hợp không làm xét nghiệm CD4, bác sĩ chỉ đưa ra chỉ định điều trị ARV đối với người nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng 3 và 4.
2. Ngưng điều trị ARV sống được bao lâu?
Việc áp dụng phương pháp điều trị ARV cho người bệnh HIV không những giúp ức chế sự nhân lên của virus HIV trong cơ thể mà còn góp phần tăng cường sức đề kháng. Nhờ vậy mà tuổi thọ của người bệnh được kéo dài thêm.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng: Thuốc ARV làm gián đoạn quá trình phát triển của virus HIV trong cơ thể, thậm chí nếu đáp ứng điều trị tốt còn có thể khiến cho tải lượng virus giảm xuống dưới ngưỡng phát hiện. Lúc này, người nhiễm HIV có thể trở lại sống cuộc sống bình thường như trước khi mắc bệnh HIV. Trái lại, nếu bệnh nhân không điều trị với thuốc ARV thì virus HIV sẽ phát triển nhanh chóng, gia tăng số lượng và hậu quả chính là người nhiễm HIV sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị, người bệnh nhiễm HIV cần tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra một cách nghiêm ngặt. Nồng độ thuốc ARV nên được duy trì ổn định để có thể kiểm soát tốt nồng độ virus, đồng thời tránh tình trạng kháng thuốc ARV ở người bệnh nhiễm HIV. Một câu hỏi đặt ra: Ngưng điều trị ARV sống được bao lâu?
Trên thực tế, việc đáp ứng thuốc, kháng thuốc, bệnh chuyển biến tốt hay xấu của bất cứ căn bệnh nào cũng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố cơ địa. Mỗi người sẽ có sự đáp ứng điều trị khác nhau. Song, cũng giống với việc không điều trị ARV, ngừng điều trị ARV cũng sẽ khiến bệnh tiến triển nhanh chóng theo chiều hướng xấu. Điều này khiến tuổi thọ của người bệnh bị rút ngắn đang kể, đồng nghĩa với tỷ lệ tử vong sẽ tăng cao.
Theo một số nghiên cứu, nếu người bệnh nhiễm HIV duy trì điều trị ARV đều đặn kết hợp với lối sống lành mạnh và lạc quan thì họ vẫn có thể sống đến 50 - 60 năm. Đối với những trường hợp ngừng điều trị ARV chỉ có thể sống thêm được vài tháng và không thể sống quá 2 năm.
3. Nguyên tắc điều trị ARV mà người nhiễm HIV nên biết
- Thuốc ARV cần được sử dụng tuân thủ nghiêm ngặt đúng liều và đúng giờ.
- Sử dụng đúng loại thuốc mà bác sĩ chỉ định, không tự ý thay đổi thuốc khác dù có cùng hoạt chất
- Uống thuốc đúng cách, không được nghiền nhỏ hoặc bẻ thuốc, phải uống cả viên
- Không được thêm hay bớt liều dùng của bác sĩ đã kê trước đó
- Tái khám định kỳ để bác sĩ thực hiện các xét nghiệm cần thiết, đánh giá độ hiệu quả của thuốc ARV đang dùng.
Điều trị ARV rất quan trọng với những người nhiễm HIV. Với một phác đồ điều trị ARV được tuân thủ nghiêm ngặt, người nhiễm HIV có thể kéo dài thời gian sống cũng như nhận được những tích cực trong quá trình điều trị, thậm chí có thể hạn chế được nồng độ virus HIV xuống mức thấp nhất và có thể sống như người bình thường.
4. Tác dụng phụ của thuốc ARV và cách khắc phục
Khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể phải đối mặt với một số tác dụng phụ như:
- Buồn nôn: Để hạn chế gặp phải tác dụng phụ này, người bệnh có thể uống thuốc trong hoặc ngay sau khi ăn, có thể uống thuốc chống nôn trước khi uống ARV khoảng 30 phút.
- Tiêu chảy: Nếu xuất hiện tiêu chảy sau uống thuốc, cần đánh giá mức độ tiêu chảy cũng như các triệu chứng đi kèm. Người bệnh bù nước và điện giải bằng cách uống Oresol. Trường hợp nặng có thể truyền dịch hoặc sử dụng các loại thuốc chống tiêu chảy.
- Đau đầu: Khi dùng thuốc, người bệnh có thể bị đau đầu, trường hợp đau nhiều có thể sử dụng Paracetamol để giảm đau.
- Nổi ban đỏ và ngứa: Cũng giống như một số thuốc điều trị HIV khác, ARV cũng có thể gây dị ứng. Trường hợp nhẹ với các biểu hiện như nổi ban đỏ rải rác, ngứa… người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng histamin. Trường hợp nặng cần dừng thuốc ngay và điều trị tích cực tại các cơ sở y tế đủ điều kiện.
- Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp một số tác dụng phụ khác như hoa mắt chóng mặt, rối loạn giấc ngủ và thường xuyên gặp ác mộng khi ngủ, đau bụng… Việc sử dụng thuốc ARV kéo dài có thể gây độc cho gan và thận.
Do thuốc ARV có nhiều tác dụng phụ, người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị để có hướng xử lý kịp thời.
Điều trị ARV rất quan trọng đối với người bệnh nhiễm HIV. Việc tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị giúp người bệnh kéo dài thời gian sống đồng thời cải thiện được chất lượng cuộc sống. Hy vọng với những chia sẻ hôm nay của Phòng khám đa khoa Biển Việt, bạn đọc sẽ hiểu hơn về phương pháp điều trị ARV đồng thời giải đáp được băn khoăn ngưng điều trị ARV sống được bao lâu. Chúc bạn đọc một ngày làm việc hiệu quả.
(Nguồn tham khảo vinmec.com)