Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

HIV hay viêm gan B nguy hiểm hơn?

Theo thống kê của Bộ Y Tế hiện nay Việt Nam có hơn 20 triệu người đã và đang mang trong mình căn bệnh viêm gan B. Người mắc bệnh viêm gan B nếu chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ phải chung sống với căn bệnh này suốt đời và có nguy cơ chuyển sang xơ gan, ung thư gan thậm chí dẫn đến tử vong.

Bệnh viêm gan B là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm do virus HBV gây ra. Sau khi lây bệnh viêm gan B có thể ủ bệnh thời gian rất dài khiến cho người mắc khó phát hiện . Hiện nay, tỉ lệ người Việt Nam nhiễm viêm gan B đứng đầu trên toàn thế giới.

Bạn có biết hơn 1/3 dân số thế giới đã và đang mang trong mình căn bệnh viêm gan B. Hậu quả của những người nhiễm viêm gan B khi chuyển sang mãn tính sẽ là xơ gan, ung thư gan thậm chí dẫn đến tử vong.

Cứ 30s trên thế giới lại có 1 người tử vong vị bệnh Viêm gan B

Gần 20 triệu người dân Việt Nam đang âm thầm mang trong mình căn bệnh viêm gan B.

1. Bệnh viêm gan B còn nguy hiểm hơn bệnh HIV

Thứ nhất là tốc độ lan truyền của Viêm gan B gấp 100 lần so với HIV, có thể lan truyền qua các con đường như từ mẹ sang con, qua đường máu và tình dục.

Thứ hai là Viêm gan B có thể tồn tại bên ngoài tự nhiên trong vòng 1 tháng, còn HIV chỉ tồn tại thời gian ngắn và gần như bên ngoài môi trường không có khả năng lây nhiễm.

Thứ ba Viêm gan B âm thầm diễn ra và không có triệu chứng rõ rệt nên rất khó phát hiện.

Thứ tư là Mọi đối tượng từ trẻ em, phụ nữ, người trưởng thành đều có nguy cơ mắc viêm gan B

Để bảo vệ bản thân, gia đình con cái khỏi nguy cơ mắc bệnh Viêm gan B thì tiêm chủng vaccine Viêm gan B là liệu pháp hữu hiệu nhất. Vaccine viêm gan B bảo vệ đến 95% nguy cơ mắc bệnh viêm gan B.

2. Phòng ngừa viêm gan B như thế nào?

Tổ chức Y tế Thế giới WHO nhận định cách an toàn và hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây nhiễm virus viêm gan B là tiêm phòng kịp thời vắc-xin viêm gan B.

Liều vắc-xin viêm gan B đầu tiên cần được tiêm càng sớm càng tốt sau khi sinh (trong vòng 24 giờ đầu), tiếp theo là 2 hoặc 3 liều với khoảng thời gian cách nhau giữa mỗi lần tiêm tối thiểu là 4 tuần.

Cũng theo khuyến cáo của tổ chức này, việc tiêm chủng phòng bệnh viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh là rất quan trọng bởi con đường lây truyền bệnh từ mẹ sang con là yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B mãn tính tại Việt Nam.

Trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B không có triệu chứng nhưng 90% trong số đó có thể bị nhiễm bệnh mãn tính. Do vậy tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ sau sinh sẽ giúp ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con.

Tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ sau sinh sẽ giúp ngăn ngừa lây truyền bệnh từ mẹ sang con

Ngoài ra, do con đường lây truyền của viêm gan B là qua tiếp xúc với máu và dịch tiết từ cơ thể người bệnh nên trong sinh hoạt hằng ngày cần thực hiện những lưu ý sau:

Quan hệ tình dục an toàn, có sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm virus viêm gan B.

Các cặp vợ chồng trước khi quyết định có con cần đi khám xem có ai bị viêm gan B không. Quá trình mang thai người mẹ cũng cần thăm khám thường xuyên, đề phòng trường hợp thời điểm này mẹ bị nhiễm virus viêm gan B sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Không sử dụng chung kim tiêm. Kim tiêm muốn sử dụng cần được vô trùng.

Không tiếp xúc với máu hoặc chất dịch của bất kỳ ai mà không có biện pháp bảo vệ.

Không xăm, xỏ khuyên, làm răng,.. tại những nơi không uy tín.

Không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu,... với người chưa biết rõ tình trạng sức khỏe.

 3. Cách phòng tránh lây truyền HIV

Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau:

3.1/ Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:

- Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi.

- Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách.

- Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV

3.2/ Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:

- Không tiêm chích ma túy.

- Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.

- Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV

- Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...

3.3/ Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:

- Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có thai thì không nên sinh con.

- Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.

- Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ. 

Phòng khám đa khoa Biển Việt – Địa chỉ điều trị uy tín Viêm gan B và HIV tại Hà Nội.

Để đặt lịch khám tại Biển Việt, Quý khách vui lòng bấm số 0812217575/ 02435420311 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Địa chỉ: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội (Cuối đường Chiến Thắng Hà Đông).

Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới WHO

 

HIV hay viêm gan B nguy hiểm hơn?
Hotline0812217575