Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

nhiễm trùng đường tiết niệu nguyên nhân và triệu chứng nhận biết

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường là do vi khuẩn xâm nhập đường tiết niệu, gây ảnh hưởng đến niệu đạo, bàng quang, thậm chí ảnh hưởng đến thận nếu không được điều trị đúng cách. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, gây cảm giác bứt rứt khó chịu, thậm chí có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị dứt điểm.

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UIT) là thuật ngữ dùng để đề cập đến tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở niệu đạo, niệu quản, bàng quan và thận. Bệnh bắt nguồn từ nhiễm các loại vi khuẩn, tuy nhiên ở một số ít trường hợp, tình trạng này có thể khởi phát do virus hoặc nấm.

Phần lớn, hiện tượng nhiễm trùng thường xảy ra ở các cơ quan tiết niệu dưới như bàng quang, niệu đạo và rất ít khi xảy ra ở niệu quản hay thận. Mặc dù ít gặp hơn nhưng nhiễm trùng đường tiết niệu trên thường có mức độ nghiêm trọng và dễ dẫn đến các biến chứng nặng nề. 

1. Phân loại nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu là căn bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ thường cao hơn nam giới. Tùy thuộc vào vị trí và triệu chứng mà bệnh thường chia thành ba thể khác nhau. Cụ thể:

  • Viêm niệu đạo: Là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở phần niệu đạo, gây nên các triệu chứng khó chịu như cảm giác bỏng rát mỗi khi đi tiểu. Thậm chí trong nhiều trường hợp, ngoài cảm giác đau rát bệnh nhân còn gặp phải biểu hiện có mủ ở niệu đạo.
  • Viêm bàng quang: Nhiễm trùng bàng quang thường khởi phát với các triệu chứng như nước tiểu có mùi khai nồng, đôi khi lẫn máu hoặc đau tức bụng dưới.
  • Viêm thận – bể thận cấp: Nếu nhiễm khuẩn tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm, sẽ khiến diễn tiến nặng gây nên tình trạng nhiễm trùng đường tiểu trên, ảnh hưởng đến chức năng . Vi khuẩn gây bệnh có ở bàng quang có thể lội ngược dòng lên thận và gây viêm bể thận. Cần nhanh chóng điều trị vì bệnh có thể làm suy giảm chức năng thận, thậm chí làm tăng tỷ lệ tử vong.

2. Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu

Nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu là do vi khuẩn xâm nhập qua niệu đạo rồi di chuyển đến các cơ quan khác như bàng quang, niệu quản hoặc thận.

Escherichia coli (E.coli) là loại vi khuẩn phổ biến gây ra bệnh lý này. Ngoài ra vi khuẩn lậu cầu, virus herpes, Mycoplasma, Chlamydia,… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu, bao gồm:

  • Do cấu tạo của cơ quan tiết niệu nữ: Do cấu tạo của cơ quan tiết niệu mà nữ giới thường có nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiểu cao hơn nam giới. So với nam giới, niệu đạo của nữ giới khá ngắn và có vị trí gần với âm đạo, vì vậy vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong và di chuyển đến bàng quang, niệu quản và thận.
  • Giai đoạn mãn kinh: Đây là giai đoạn cơ thể nữ giới chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt hoàn toàn do hàm lượng hormone estrogen suy giảm. Do sự sụt giảm nội tiết tố đột ngột đã có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan bài tiết nước tiểu, gây nên nhiễm trùng đường tiểu.
  • Hoạt động tình dục: Đây chính là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn lậu cầu, virus herpes, Mycoplasma,… đặc biệt là ở những trường hợp quan hệ không an toàn.
  • Sỏi tiết niệu: Nước tiểu ứ đọng tại bàng quang trong một thời gian dài do sự xuất hiện của sỏi đường tiết niệu có thể khiến. Điều này tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
  • Sử dụng ống thông tiểu: Một số bệnh nhân phải sử dụng ống thông tiểu (suy thận cấp, hư thận) có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu cao hơn bình thường.
  • Phẫu thuật đường tiết niệu: Nhiễm trùng có thể là biến chứng sau khi phẫu thuật thay thận, loại bỏ sỏi hoặc u xơ tuyến tiền liệt.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Nhiễm HIV, đái tháo đường,… có thể khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu và tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu.
  • Vệ sinh cá nhân kém: Vùng kín – đặc biệt là ở nữ giới luôn trong tình trạng ẩm ướt. Vì vậy nếu không vệ sinh thường xuyên, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng.
  • Yếu tố khác: Sử dụng tampon, thuốc diệt tinh trùng, lạm dụng kháng sinh,…

3. Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gây nên các triệu chứng chung như:

  • Đi tiểu liên tục và thường xuyên nhưng lượng nước tiểu rất ít.
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
  • Nước tiểu có mùi nồng và có màu sắc khác nhau như đỏ, màu cola hoặc hồng sáng.
  • Xuất hiện triệu chứng đau nhức ở vùng chậu ở phụ nữ, đặc biệt là ở trung tâm xương chậu và khu vực quanh xương mu.

Triệu chứng ở trẻ nhỏ:

  • Chán ăn.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Sốt.
  • Tiêu chảy.
  • Khóc to, khóc nhiều, không thể dỗ bằng việc cho bú hay ru ngủ.

Triệu chứng ở trẻ lớn:

  • Són nước tiểu.
  • Tiểu rắt với biểu hiện đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu thoát ra rất ít.
  • Đau ở bên mạn sườn hoặc đau thắt lưng (Tình trạng này chỉ xuất hiện khi nhiễm trùng tới thận).
  • Tiểu buốt với triệu chứng đau khi tiểu.
  • Đau vùng bụng dưới.
  • Nước tiểu có mùi bất thường, có màu đục, đôi khi lẫn máu trong nước tiểu.

Triệu chứng ở người lớn:

  • Tiểu ra máu, nước tiểu đục.
  • Đau lưng.
  • Sốt.
  • Tiểu đau.
  • Tiểu khó mặc dù rất muốn tiểu.
  • Cảm giác toàn thân mệt mỏi.
  • Đau khi giao hợp.
  • Đau vùng hạ sườn.
  • Ớn lạnh.
  • Buồn nôn, nôn mửa.

Trên là các nguyên nhân và các triệu chứng bị nhiễm trùng đường tiết niệu bạn cần biết. Bạn cần được thăm khám và tư vấn từ y bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp để dứt điểm bệnh để hạn chế dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bản thân nhé!

Mọi thông tin cần tư vấn về sức khỏe vui lòng liên hệ Phòng khám đa khoa Biển Việt theo số điện thoại: 0812217575/ 0912075641

Địa chỉ: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.

nhiễm trùng đường tiết niệu nguyên nhân và triệu chứng nhận biết
Hotline0812217575