Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

Nổi mề đay, nguyên nhân, triệu chứng và các điều trị

Bệnh dị ứng, mề đay mẩn ngứa ngày càng phổ biến và có xu hướng xảy ra ở mọi lứa tuổi. Người bệnh dễ bị sốc phản vệ dẫn tới tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị dị ứng, mề đay là cách cần thiết để giảm thiểu mức độ nguy hiểm mà bệnh gây ra.

1. Bệnh mề đay là gì?

Nổi mề đay (hay còn gọi là mày đay) là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây phù cấp hoặc mãn tính ở trung bì. Căn bệnh này phổ biến, dễ nhận biết và không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.

Dựa theo tiến triển, bệnh chia thành 2 dạng: mề đay cấp (kéo dài trong 24 giờ hoặc dưới 6 tuần) và mề đay mãn tính (kéo dài trên 6 tuần).

Thời gian khỏi bệnh phụ thuộc vào biểu hiện bệnh, số lượng, cách tiếp xúc với dị nguyên và mức độ mẫn cảm của cơ thể. Ở mức độ nhẹ, dị ứng, nổi mề đay có thể tự khỏi. Ngược lại, đối với trường hợp mãn tính cần can thiệp điều trị chuyên khoa.

Thử sức cùng Trắc nghiệm: Bận rộn có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn không?

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta vì quá bận rộn mà quên chăm sóc sức khỏe cho chính mình. Ai cũng biết rằng lịch trình làm việc cả ngày có thể khiến bạn kiệt sức, nhưng cụ thể bận rộn ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe? Hãy cùng làm thử bài trắc nghiệm dưới đây.

2. Triệu chứng của bệnh nổi mề đay

Dưới đây là một số triệu chứng nổi mề đay cơ bản:

  • Nổi ban đỏ hoặc trắng ở trên mặt, thân mình, tay hoặc chân;
  • Các loại ban khác nhau về kích thước và hình dạng;
  • Ngứa.

Những triệu chứng trên tái phát thường xuyên và không thể lường trước được, đôi khi trong vòng vài tháng hoặc vài năm.

3. Nguyên nhân gây nổi mề đay mẩn ngứa

Căn nguyên gây nổi mề đay rất phức tạp. Trên cùng một người bệnh có thể có một hoặc nhiều lý do. Những nguyên nhân gây nổi mề đay mẩn ngứa thường gặp gồm:

  • Do dị ứng thức ăn;
  • Do dị ứng thuốc;
  • Do côn trùng cắn;
  • Dị ứng hóa mỹ phẩm;
  • Di truyền;
  • Bệnh lý;
  • Nguyên nhân tự phát.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay chẳng hạn như:

  • Giới tính: Phụ nữ bị nổi mề đay nhiều gấp đôi so với đàn ông;
  • Tuổi tác: Người trẻ có nhiều nguy cơ mắc bệnh.

4. Chế độ sinh hoạt giúp hạn chế mề đay

Để kiểm soát bệnh nổi mề đay cần áp dụng các biện pháp sau:

  • Mặc quần áo sáng màu;
  • Tránh chà xát lên vùng da bị nổi mề đay hoặc sử dụng các loại xà phòng độc hại;
  • Làm mát khu vực bị nổi mẩn bằng vòi sen, quạt, vải mát hoặc kem dưỡng da loại nhẹ;
  • Lập danh sách khi nào và ở đâu bệnh xuất hiện, lúc đó đang làm gì, ăn gì... điều này có thể giúp người bệnh và bác sĩ xác định chính xác yếu tố gây bệnh;
  • Tránh các thức ăn, đồ uống gây dị ứng.

Bên cạnh dùng thuốc, người bị nổi mề đay cũng cần kiêng một số yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn như:

  • Các chất kích thích như thuốc lá, cà phê;
  • Các thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt...;
  • Các thực phẩm giàu protein như hải sản, chocolate, trứng, sữa; đồ ngọt như kẹo, bánh, đường, chè vì có thể làm tình trạng viêm nghiêm trọng hơn;
  • Muối;
  • Nước nóng: Nước nóng sẽ làm da dễ bị tổn thương hơn.

Để ngăn ngừa dị ứng, nổi mề đay tái phát, hỗ trợ quá trình chữa bệnh, mọi người cần chủ động kiểm soát các tác nhân gây dị ứng. Đặc biệt người bệnh cần nắm được vấn đề nổi mề đay nên, kiêng gì để có chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh làm tình trạng bệnh trầm trọng thêm.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 0812217575/ 02435420311 hoặc đăng ký lịch khám tại Phòng khám đa khoa Biển Việt ==== TẠI ĐÂY

Nổi mề đay, nguyên nhân, triệu chứng và các điều trị
Hotline0812217575
icon chat