Hội thảo nhằm nhìn lại kết quả đạt được qua gần 2 năm triển khai dự án HepLINK từ năm 2020 đến năm 2022, là sáng kiến của PATH phối hợp với Quỹ Phòng, chống Viêm gan (EndHep2030).
HepLINK giới thiệu mô hình sàng lọc viêm gan vi rút lồng ghép với dịch vụ HIV tại các địa điểm cung cấp dịch vụ mà khách hàng đích yêu thích.
Dự án đã cùng đóng góp cho chương trình quốc gia loại trừ viêm gan vi rút trong việc thúc đẩy lồng ghép, phân cấp, và huy động cộng đồng để đảm bảo tất cả mọi người dân Việt Nam được tiếp cận với các biện pháp dự phòng, xét nghiệm, điều trị và chăm sóc với chi phí hợp lý.
Bàn trưng bày của Phòng khám đa khoa Biển Việt tại hội thảo
Bệnh viêm gan virus là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và tử vong do các biến chứng của viêm gan virus.
Nhiễm virus viêm gan cấp tính thường không có triệu chứng hoặc có thể biểu hiện không rõ ràng, những trường hợp nặng có thể gây ra suy gan cấp hoặc diễn biến kéo dài dẫn đến viêm gan mạn, xơ gan và ung thư gan.
Có 5 loại viêm gan virus, mặc dù chúng đều gây ra bệnh gan, nhưng chúng khác nhau ở những cách thức quan trọng bao gồm phương thức lây truyền, mức độ nghiêm trọng của bệnh, phân bố địa lý và cách phòng ngừa, trong đó viêm gan virus B và C lây truyền qua đường máu và dịch thể, tương tự với đường lây truyền HIV; viêm gan virus D chỉ lây truyền khi có mặt viêm gan B, và có đường lây truyền tương tự. Viêm gan virus A và E lây qua đường phân - miệng do thức ăn, nước uống và thực hành vệ sinh không đầy đủ.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính có khoảng 325 triệu người trên toàn thế giới sống chung với bệnh viêm gan B và / hoặc C, và hầu hết, việc xét nghiệm và điều trị vẫn còn nằm ngoài khả năng. Một số loại viêm gan có thể phòng ngừa được thông qua tiêm chủng.
Một nghiên cứu của WHO cho thấy ước tính khoảng 4,5 triệu ca tử vong sớm có thể được ngăn chặn ở các nước thu nhập thấp và trung bình vào năm 2030 thông qua tiêm chủng, xét nghiệm chẩn đoán, thuốc men và các chiến dịch giáo dục.Chiến lược viêm gan toàn cầu của WHO, được tất cả các Quốc gia thành viên của WHO xác nhận, nhằm giảm 90% ca nhiễm viêm gan mới và 65% tử vong trong giai đoạn 2016-2030.
Bộ Y tế cho biết Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và viêm gan C cao trong quần thể dân cư nói chung và chịu hậu quả nặng nề do nhiễm virus viêm gan gây nên. Kết quả nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ nhiễm virus viêm gan của một số nhóm dân cư từ 8 - 25% đối với virus viêm gan B và khoảng 2,5 -4,1% với virus viêm gan C, đồng thời cũng đã ghi nhận các trường hợp nhiễm virus viêm gan A, D, E trong số các bệnh nhân viêm gan nhập viện.
Trong số những người hiến máu lần đầu ở tuổi từ 18-60 tuổi, tỷ lệ người khỏe mạnh mang virus viêm gan B thay đổi theo từng địa phương, vùng, miền và dao động từ 15 - 25%.
Tình hình nhiễm virus viêm gan B ở nhóm người khỏe mạnh và phụ nữ có thai tại Việt Nam cũng có tỷ lệ từ 10 - 20%. Đây là yếu tố quan trọng gây nhiễm virus viêm gan B ở trẻ em qua lây truyền mẹ con trong quá trình chuyển dạ đẻ và là nguyên nhân chính gây viêm gan mạn tính ở trẻ em.
Theo kết quả của các nghiên cứu trong nước và quốc tế, 90% số trẻ nhiễm virus viêm gan B sau khi sinh hoặc trong những năm đầu đời có nguy cơ chuyển thành nhiễm virus viêm gan B mạn tính. Viêm gan mạn tính là một vấn đề y tế nghiêm trọng ở Việt Nam và ung thư gan là nguyên nhân chính gây tử vong do ung thư.
Cách phòng tránh lây truyền virus viêm gan viêm gan
Đầu tiên cần tiêm phòng vắc xin đầy đủ và sớm nhất có thể. Trẻ sơ sinh phải được tiêm chủng viêm gan B càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Với thanh thiếu niên và người lớn cần xét nghiệm máu xem đã bị nhiễm viêm gan B chưa.Nếu chưa bị mà cơ thể chưa có kháng thể thì cần tiêm phòng ngay để bảo vệ cho bản thân mình.
Ngoài ra, để phòng ngừa các bệnh viêm gan do virus trước tiên cần kiểm soát đường lây nhiễm. Đối với bệnh viêm gan virus A và E: nấu chín thức ăn và ăn khi còn nóng. Không ăn những thực phẩm còn sống, tái như gỏi cá sống, tiết canh... Uống nước đun sôi để nguội. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho em bé, trước khi nấu ăn và trước khi ăn. Rửa rau và trái cây bằng nước sạch, tốt nhất là dưới vòi nước chảy. Đối với bệnh viêm gan virus B, C và D: không dùng chung bơm kim tiêm, kim xăm mình, môi, lông mày và các vật dụng cá nhân như bàn chải răng, dao cạo... với người khác. Không để các vết thương bị hở tiếp xúc trực tiếp với máu của người khác. Sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục.
Chú ý chế độ ăn uống hợp lý với người bệnh sẽ giúp người bệnh tăng cường khả năng đề kháng như ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế ăn muối, chất ngọt và chất béo, không hút thuốc lá, uống rượu bia và cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc vì một số thuốc có thể gây độc cho gan như thuốc an thần, thuốc giảm đau - chống viêm…
Phòng khám đa khoa Biển Việt – Địa chỉ khám và điều trị viêm gan uy tín tại Hà Nội
Gói khám sàng lọc gan mật tại Phòng khám đa khoa Biển Việt thực hiện thăm khám, xét nghiệm men gan đồng thời sàng lọc viêm gan B, C.....
Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá chức năng gan mật => phác đồ điều trị (nếu bạn mắc viêm gan) và tư vấn chế độ dinh dưỡng, lối sống khỏe để phòng ngừa viêm gan.
Khám sàng lọc gan mật tại Biển Việt bao gồm đầy đủ tất cả các xét nghiệm trên, mang đến sự yên tâm và kết quả chính xác cho khách hàng. Khi có những dấu hiệu rối loạn gan hoặc ngay cả khi không hề có triệu chứng nào thì việc chủ động xét nghiệm chức năng gan là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mình.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 0812217575 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.
Dưới đây là một số hình ảnh tại Hội thảo: