Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

Sán chó và dấu hiệu nhận biết

Bệnh giun đũa chó hay còn gọi là sán chó là một bệnh ký sinh trùng ở người do nhiễm trùng giun đũa ở chó (Toxocara canis) và mèo (Toxocara cati).

Nhiễm sán chó có thể gây ra các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng bao gồm tổn thương các cơ quan và bệnh mắt. Bài viết này sẽ trình bày các dấu hiệu bị sán chó ở người.

1. Bệnh giun sán chó là gì?

Bệnh giun đũa chó hay còn gọi là sán chó là một bệnh ký sinh trùng ở người do nhiễm trùng giun đũa ở chó (Toxocara canis) và mèo (Toxocara cati). Bệnh sán chó ở người có thể gây ra các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng bao gồm tổn thương các cơ quan và bệnh mắt.

Nhiễm trùng giun sán chó có thể xảy ra ở tất cả mọi người. Tuy nhiên những đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh giun sán cho cao hơn như:

  • Trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 1 đến 5 tuổi hay chơi trong chơi các sân đất, cát bị ô nhiễm và hay đưa tay vào miệng.
  • Những người vô tình ăn phải thức ăn, rau chưa rửa sạch,
  • Những người nuôi chó mèo. Khi chó mèo bị nhiễm sán chó, chúng phát triển ở trong ruột và đẻ trứng. Các trứng này theo theo phân ra ngoài. Những người nuôi chó mèo có nguy cơ tiếp xúc với trứng sán chó nên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

2. Các thể bệnh và dấu hiệu nhiễm sán chó ở người

Như đã trình bày ở trên, giun đũa chó mèo phát triển trong ruột các con vật này và thải trứng qua phân. Con người không phải là vật chủ tự nhiên của loài giun này nhưng có thể bị nhiễm bệnh do vô tình nuốt phải trứng. Vào trong cơ thể người, ấu trùng nở ra và xuyên qua thành ruột, di chuyển đến các bộ phận của cơ thể như gan, tim và não và gây bệnh. Dấu hiệu bị giun sán chó ở trẻ và người lớn như sau.

2.1. Dấu hiệu bị sán chó ở trẻ em

Dấu hiệu dấu hiệu bị sán chó ở trẻ khác nhau tùy thuộc vào cơ quan trú ngụ của giun. Ở trẻ em khi nhiễm sán chó thường có các hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng hoặc ở mắt với các biểu hiện lâm sàng như sau:

Hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng

  • Thần kinh: với các dấu hiệu nhiễm sán chó ở trẻ như đau đầu động kinh, cử động bất thường, rối loạn hành vi, yếu liệt.
  • Ở da: như xuất huyết da thường gặp nhiều nhất là phần da nổi mề đay, nổi cục u ở da, sưng phù một vùng da.
  • Về hô hấp: như ho kéo dài điều trị theo phác đồ thông thường không thuyên giảm, thường kèm theo công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao.
  • Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hay đau bụng kéo dài không rõ nguyên nhân, kèm theo lach to, công thức máu thường có bạch cầu ái toan tăng cao.
  • Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, tất cả các xét nghiệm thông thường đều âm tính kèm theo công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao
  • Đau khớp, sốt và ói, đồng thời bạch cầu ái toan tăng cao.
  • Có các biểu hiện gầy ốm, người xanh xao, mệt mỏi, chán ăn và kém tập trung
  • Ở thận: xuất hiện các bệnh lý như hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp.

Hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt

Triệu chứng thường gặp là mờ mắt khi khám thường gặp các tình trạng

  • Viêm màng bồ đào
  • Viêm kết mạc: niêm mạc viêm nhẹ, hơi đỏ, thường kèm ngứa, thường được bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán là viêm kết mạc dị ứng. 

2.2. Dấu hiệu bị sán chó ở người lớn

Nhiễm sán chó ở người lớn chủ yếu gây hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng, rất hiếm xảy ra tình trạng bệnh ở mắt. Các thể lâm sàng ở người lớn được phân chia theo cơ quan bị tổn thương thành các thể là thần kinh – cơ, ngoài da, tiêu hóa ,hô hấp, giả hệ thống, thể khác, trong đó, thể thần kinh – cơ là hay gặp nhất. Dấu hiệu bị sán chó ở người lớn theo thể lâm sàng như sau:

  • Thể thần kinh – cơ: nhức đầu, sưng đau cơ, yếu nửa người, liệt, co giật, chóng mặt, động kinh, viêm não - màng nào
  • Ngoài da: nổi cục u dưới da, nổi mề đay, sư phụ một vùng da.
  • Thể tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa dễ nhầm lẫn với viêm đại tràng mạn.
  • Thể hô hấp: có các biểu hiện như tràn dịch màng phổi, ho kéo dài
  • Thể giả hệ thống: là thể bệnh có biểu hiện tổn thương ở nhiều cơ quan, giống như bệnh toàn thân
  • Thể khác: người nhiễm sán chó thể khác có biểu hiện thiếu máu, xanh xao, mệt, gầy ốm, công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao, huyết thanh chẩn đoán dương tính với toxocara spp.

3. Làm cách nào để ngăn ngừa bệnh nhiễm giun đũa?

  • Không cho trẻ nghịch đất cát đặc biệt là gần khu vực có nuôi nhiều chó mèo.
  • Không cho trẻ nhỏ mút tay và chú ý giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay trước khi ăn.
  • Tránh tiếp xúc với chó mèo, tẩy giun định kỳ cho chó mèo.
  • Không nên ăn sống hay tái cá món lòng heo, gà, thỏ, cừu,..
  • Rửa rau và trái cây thật kỹ trước khi ăn.

Bệnh giun đũa chó hay còn gọi là sán chó là một bệnh ký sinh trùng ở người do nhiễm trùng giun đũa ở chó (Toxocara canis) và mèo (Toxocara cati). Nhiễm sán chó có thể gây ra các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng bao gồm tổn thương các cơ quan và bệnh mắt. Do đó, khi có các dấu hiệu bị sán chó, người bệnh hãy đến cơ sở y tế để thăm khám.

Mọi tư vấn cụ thể hơn về bệnh sán chó, Quý khách hàng liên hệ phòng khám đa khoa Biển Việt theo số hotline 0812217575.

Sán chó và dấu hiệu nhận biết
Hotline0812217575
icon chat