Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

Uống bia ảnh hưởng đến huyết áp như nào?

Một số nghiên cứu cho thấy uống rượu điều độ giúp tim khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là uống rượu có rủi ro hay tốt cho huyết áp không? Cân nhắc những ưu và khuyết điểm giúp bạn đưa ra lựa chọn thông minh

1. Uống rượu bia và huyết áp

Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp và gây ra những tác dụng không tốt cho sức khỏe. Uống rất nhiều tức là uống khoảng bốn ly trở lên trong vòng hai giờ đối với phụ nữ và năm ly trở lên trong vòng hai giờ đối với nam giới. Uống vừa phải là tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly đối với nam giới. Uống rượu nhiều là uống hơn ba ly mỗi ngày đối với nữ và uống bốn ly mỗi ngày đối với nam giới.

Những người nghiện rượu nặng nếu cắt giảm mức uống có thể làm giảm chỉ số huyết áp tâm thu khoảng 5,5 mmHg và giảm huyết áp tâm trương khoảng 4 mm Hg.

Nếu bạn bị huyết áp cao, hãy tránh uống rượu hoặc chỉ uống rượu ở mức độ vừa phải, có nghĩa là tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới. Một mức uống tương đương là 12 ounce (355 mililit) bia, 5 ounce (148 mililit) rượu vang hoặc 1,5 ounce (44 mililit) rượu chưng cất 80 lần. Hãy nhớ rằng rượu chứa calo và có thể góp phần làm tăng cân không mong muốn, đây là một yếu tố nguy cơ dẫn đến huyết áp cao. Ngoài ra, rượu có thể tương tác với một số loại thuốc huyết áp làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc trong cơ thể hoặc làm tăng tác dụng phụ của thuốc.

2. Tác dụng của rượu

Cách tốt nhất để giảm huyết áp là giảm cân thông qua chế độ ăn kiêng và tập thể dục, cắt giảm lượng natri và giảm căng thẳng. Uống rượu nhẹ vừa phải (được định nghĩa là hai ly mỗi ngày đối với nam giới, một ly đối với phụ nữ) đã cho thấy có tác dụng giảm huyết áp ở một số trường hợp. Với một lượng nhỏ, nó đã được chứng minh là làm giảm huyết áp từ 2 đến 4 mmHg ở phụ nữ. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng điều đó không cho thấy mức giảm đáng kể để khuyên tất cả mọi người nên uống rượu.

Thực tế, rượu còn có những lợi ích khác được ca ngợi đối với sức khỏe, chẳng hạn như tác dụng chống oxy hóa, giảm cholesterol hay tác dụng của rượu vang đỏ tốt cho sức khỏe tim mạch. Bác sĩ y khoa Arthur Klatsky, điều tra viên của bộ phận nghiên cứu của Kaiser Permanente cho biết, trước tiên bạn cần xác định lối sống và các yếu tố nguy cơ di truyền của mình để xác định xem liệu bạn có nên uống rượu hay không. Nhiều người hoàn toàn không nên uống rượu, vì những lý do cụ thể như tiền sử gia đình nghiện rượu hoặc tiền sử bị bệnh tim hoặc gan. Nhưng nếu bạn không có yếu tố nguy cơ di truyền, bạn vẫn có thể uống một ly (đối với nữ) hoặc tối đa hai (đối với nam), tùy thuộc vào độ tuổi của bạn.

Người lớn trên 50 tuổi khi bị huyết áp cao có thể thấy lợi ích sức khỏe từ một ly rượu vang đỏ mỗi ngày. Nhưng nếu bạn dưới 50 tuổi, đặc biệt nếu bạn là phụ nữ, thì điều đó không rõ ràng lắm. Các nghiên cứu đã chỉ ra, có sự gia tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ dưới 50 tuổi do uống rượu. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra uống rượu vừa phải vẫn có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ trẻ.

Nói chung, phụ nữ 35 tuổi trở xuống vẫn không nên uống rượu vì những rủi ro khác liên quan. Những người trẻ tuổi có ít nguy cơ đau tim nên họ sẽ không thấy bất kỳ lợi ích nào từ việc uống rượu. Có thể có những lợi ích liên quan đến việc uống rượu nhẹ như tác dụng chống oxy hóa và giảm cholesterol với rượu vang đỏ nhưng điều đó có thể không liên quan đến huyết áp.

3. Lưu ý cho những người yêu thích rượu vang đỏ

James Beckerman, bác sĩ tim mạch tại phòng khám Tim mạch Providence St. Vincent ở Portland cho biết, nghiên cứu đã không chứng minh rằng rượu vang có liên quan đến việc giảm huyết áp. Một nghiên cứu của Hà Lan cũng đã chỉ ra rằng các chất dinh dưỡng tốt cho tim được gọi là polyphenol trong rượu vang đỏ giúp ngăn ngừa bệnh tim nhưng không làm giảm huyết áp. Nghiên cứu cho thấy rằng polyphenol cải thiện các tế bào lót trong mạch máu, đồng thời cải thiện lưu lượng máu và sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, vẫn chưa biết liệu điều này có khả năng cải thiện huyết áp cao trong những trường hợp nghiêm trọng hay không.

Một nghiên cứu cho thấy rằng, ba ly rượu vang đỏ không cồn mỗi ngày trong vòng một tháng dẫn đến giảm huyết áp đáng kể ở nam giới có các yếu tố nguy cơ bệnh tim. Nhưng những người đàn ông uống vang đỏ với rượu hoặc với 3 ounce rượu Gin thì huyết áp của họ không thay đổi. Các nhà nghiên cứu cho rằng chất cồn trong rượu làm suy yếu bất kỳ lợi ích chống oxy hóa nào đối với người cao huyết áp. Một ly rượu vang đỏ sẽ không cải thiện được huyết áp của bạn. Vì vậy, nên dành thời gian để thay đổi lối sống như tiêu thụ ít muối, giảm cân tối ưu, tập thể dục và dùng thuốc nếu cần để có thể giảm huyết áp.

Hãy cân nhắc về yếu tố tuổi và các yếu tố nguy cơ khác liên quan đến sức khỏe tim mạch và huyết áp trước khi đưa ra quyết định có nên uống rượu hay không và uống ở mức độ nào. Uống nhiều hơn hai ly trong một ngày có thể làm tăng huyết áp của bạn. Uống nhiều hơn một hoặc hai ly có liên quan trực tiếp đến việc tăng huyết áp nhanh chóng và ở những người có mức huyết áp rất cao, có thể dẫn đến đột quỵ.

Do đó, mặc dù rượu cũng có những lợi ích nhất định đối với sức khỏe nhưng chúng ta không nên lạm dụng và chỉ sử dụng một lượng vừa đủ. Đặc biệt đối với những người mắc cao huyết áp, gan, dạ dày tốt nhất nên tránh xa rượu và đồ uống có cồn.

Nếu có bất cứ nghi ngờ gì, hãy hỏi bác sĩ để được đánh giá các ích lợi và tác hại của việc bạn có thể uống bia rượu hay không dựa trên lịch sử sức khỏe hiện tại.

Hiện nay Phòng khám đa khoa Biển Việt có phát triển dịch vụ tầm soát các bệnh lý tim mạch một cách toàn diện, hiệu quả, từ đó nhằm phát hiện ra những vấn đề bất thường và có hướng can thiệp kịp thời. Việc thăm khám luôn được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm, kết hợp cùng các trang thiết bị hiện đại giúp mang đến kết quả chẩn đoán và điều trị tối ưu nhất cho khách hàng.

Vì thế, Phòng khám đa khoa Biển Việt luôn được đánh giá là địa chỉ y tế uy tín, chất lượng dành cho mọi đối tượng khách hàng.

Nguồn tham khảo: webmd.com - mayoclinic.org

Uống bia ảnh hưởng đến huyết áp như nào?
Hotline0812217575
icon chat