Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

Bệnh HIV – Nhận biết sớm để điều trị kịp thời

Hiện nay theo thống kê tại Việt Nam, mỗi năm trung bình cả nước phát hiện thêm 11.000 ca nhiễm bệnh HIV và 2.800 người tử vong. Trong năm 2020, nước ta đã triển khai nhiều hoạt động về phòng chống HIV/AIDS trên phạm vi cả nước nhằm đẩy lùi căn bệnh quái ác. Tuy nhiên, mặc dù các cơ quan y tế đã ra sức ngăn ngừa sự lây lan của virus HIV nhưng đây vẫn còn là một căn bệnh thế kỷ trong mấy chục năm qua. 

Trong bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng nhau tình hiểu về những dấu hiệu nhận biết của bệnh HIV và cách phòng tránh hiệu quả. 

1. Bệnh HIV là gì? Có mấy giai đoạn?

HIV là căn bệnh truyền nhiễm do virus HIV gây ra. Loại virus tấn công vào các tế bào khiến cơ thể không đủ sức khỏe để chống lại sự nhiễm trùng, dẫn đến suy giảm miễn dịch và các bệnh khác. Chúng có khả năng lây lan rộng rãi trong cộng đồng khi tiếp xúc với một số chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV. Con đường phổ biến nhất là khi quan hệ tình dục không được bảo vệ hoặc khi dùng chung dụng cụ tiêm chích ma túy. 

Nếu không được điều trị, bệnh HIV có thể dẫn đến bệnh AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) và gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh. Mặc dù là một căn bệnh nguy hiểm nhưng cơ thể con người không thể loại bỏ virus HIV. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị HIV hiệu quả nào. Vì vậy, một khi đã nhiễm HIV, bệnh nhân sẽ phải sống cùng nó suốt đời.

2. Những biểu hiện nhận biết HIV theo từng giai đoạn 

Giai đoạn 1: Nhiễm HIV cấp tính

Trong vòng 2 đến 4 tuần sau khi nhiễm HIV, khoảng 2/3 số người sẽ bị bệnh giống như cúm. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại sự lây nhiễm HIV. 

Các triệu chứng nhiễm HIV lúc này có thể bao gồm:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Phát ban
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Đau cơ
  • Viêm họng
  • Mệt mỏi
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Loét miệng

Những dấu hiệu này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Nhưng một số người không có bất kỳ triệu chứng nào trong giai đoạn đầu của HIV.

Giai đoạn 2: Nhiễm HIV mãn tính

Trong giai đoạn này, virus vẫn nhân lên, nhưng ở mức độ rất thấp. Người bệnh trong giai đoạn này có thể không cảm thấy bị bệnh hoặc có bất kỳ triệu chứng nào. Giai đoạn này còn được gọi là nhiễm HIV mãn tính. Thời gian phát triển bệnh lúc này sẽ là 10 đến 15 năm và sau khi qua khỏi thời gian này, HIV sẽ tiến đến một giai đoạn nghiêm trọng hơn. 

Nếu bạn uống thuốc điều trị HIV hàng ngày, đúng theo chỉ định có thể giữ được tải lượng vi rút ở mức không phát hiện được. Đây là cách để bạn có thể bảo vệ sức khỏe của mình và không có nguy cơ lây truyền HIV cho vợ/ chồng và người thân xung quanh.

Giai đoạn 3: AIDS

Nếu bị nhiễm HIV và không được điều trị HIV, cuối cùng vi rút sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể và sẽ tiến triển thành AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải). Đây là giai đoạn cuối của quá trình lây nhiễm HIV.

Các triệu chứng của AIDS có thể bao gồm:

  • Giảm cân nhanh chóng
  • Cơn sốt tái đi tái lại
  • Đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm
  • Mệt mỏi không rõ nguyên nhân
  • Sưng các tuyến bạch huyết ở nách, bẹn hoặc cổ kéo dài
  • Tiêu chảy kéo dài hơn một tuần
  • Vết loét ở miệng, hậu môn hoặc bộ phận sinh dục
  • Viêm phổi
  • Xuất hiện các đốm màu đỏ, nâu, hồng trên, dưới da hoặc bên trong miệng, mũi, mí mắt
  • Mất trí nhớ, trầm cảm và các rối loạn thần kinh khác

Các triệu chứng này cũng có thể liên quan đến các bệnh khác. Cách duy nhất để biết chắc chắn bạn có bị nhiễm HIV hay không là đi xét nghiệm.

3. Nguyên nhân lây nhiễm HIV lan rộng 

Ban đầu HIV là một biến thể của một loại virus có trên người của tinh tinh ở châu Phi. Các nhà khoa học nghi ngờ virus gây suy giảm miễn dịch simian (SIV) đã lây truyền từ tinh tinh sang người khi người ta ăn thịt chúng. Khi xâm nhập vào cơ thể con người, virus đã biến đổi thành căn bệnh HIV ngày nay. 

Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra HIV trong một mẫu máu người vào năm 1959. Bệnh HIV lây lan từ người này sang người khác trên khắp châu Phi trong vài thập kỷ. Cuối cùng, chúng đã truyền nhiễm đến các khu vực khác và trở thành căn bệnh đáng sợ nhất trên thế giới trong những năm 90. 

Bệnh HIV có thể lây truyền qua các chất dịch cơ thể bao gồm:

  • Máu
  • Tinh dịch
  • Dịch âm đạo và trực tràng
  • Sữa mẹ 

Vậy cụ thể bệnh HIV lây qua đường nào? Một số hình thức lây nhiễm phổ biến đến từ:

  • Qua quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn nhưng không sử dụng biện pháp an toàn
  • Dùng chung kim tiêm, ống tiêm và các vật dụng khác để tiêm chích ma túy
  • Dùng chung thiết bị xăm mà không khử trùng giữa các lần sử dụng
  • Mẹ truyền sang con trong thời gian mang thai và cho con bú 
  • Người lớn nhai thức ăn trước khi đút cho trẻ
  • Virus cũng có thể lây truyền qua truyền máu hoặc cấy ghép mô và cơ quan. Tuy nhiên, việc kiểm tra nghiêm ngặt về bệnh HIV ở những người hiến máu, nội tạng và mô như hiện nay đã giúp đảm bảo hơn cho các bệnh nhân điều trị. 

Bệnh HIV không lây truyền qua:

  • Tiếp xúc trên bề mặt da người bệnh 
  • Ôm, bắt tay hoặc hôn
  • Không khí hoặc nước
  • Chia sẻ thức ăn hoặc đồ uống
  • Nước bọt, nước mắt hoặc mồ hôi (trừ trường hợp có lẫn máu của người nhiễm HIV)
  • Dùng chung toilet, khăn tắm hoặc bộ khăn trải giường
  • Bị muỗi hoặc côn trùng cắn. 

4. Bệnh HIV nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, khiến bạn có nhiều khả năng mắc nhiều bệnh nhiễm trùng và một số các vấn đề như:

  • Hiện tượng chàm da
  • Viêm nang lông
  • Chốc lở
  • Bệnh lao phổi 
  • Cytomegalovirus
  • Viêm màng não
  • Bệnh ung thư: Sarcoma Kaposi, U lympho
  • Ngoài ra còn có những biến chứng về thận và hệ thần kinh trung ương,…

5. Bệnh HIV có chữa được không

Các phương pháp điều trị HIV thường liên quan đến liệu pháp kháng vi rút. Đây không phải là một phác đồ cụ thể, mà thay vào đó là sự kết hợp của 3 hoặc 4 loại thuốc. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ hiện đã phê duyệt gần 50 loại thuốc khác nhau để điều trị HIV. Liệu pháp kháng vi rút có tác dụng ngăn virus tự sao chép. Điều này duy trì mức độ miễn dịch trong khi làm chậm sự tiến triển của HIV.

Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh HIV bao gồm:

  • Chất ức chế men sao chép ngược nucleoside / nucleotide (NRTIs)
  • Chất ức chế chuyển sợi tích hợp (INSTIs)
  • Chất ức chế protease (PI)
  • Thuốc ức chế men sao chép ngược không nucleosid (NNRTI)
  • Thuốc đối kháng thụ thể CCR5

Người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị, sử dụng đúng giờ và liều lượng như chỉ định sẽ giúp sớm ngăn ngừa và ức chế được sự phát triển của virus.

6. Cách chăm sóc bệnh nhân bị HIV

Chăm sóc người nhiễm HIV / AIDS có thể là thành viên trong gia đình hoặc người ở cùng nhà. Một vài điều cần lưu ý đối với người chăm sóc bệnh nhân HIV như sau:

  • Dành thời gian trò chuyện với người nhiễm HIV / AIDS để giảm thiểu sự mặc cảm, tự ti.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng chất dinh dưỡng để duy trì và tăng cân cho người bệnh.
  • Theo dõi sức khỏe và nhắc người bệnh uống thuốc đúng giờ.
  • Khuyến khích người bị nhiễm HIV nên nghỉ ngơi điều độ và từ bỏ các thói quen sinh hoạt không lành mạnh.

7. Cách phòng ngừa bệnh HIV

Mặc dù nhận thức về bệnh HIV đã tăng cao nhưng nó vẫn đang ngấm ngầm lây lan trong cộng đồng. Chính vì thế để bảo vệ bản thân, bạn nên có ý thức phòng tránh và bảo vệ mình từ sớm để tránh những ảnh hưởng đáng tiếc. Cách tốt nhất để ngăn ngừa virus HIV chính là hãy quan hệ tình dục an toàn và không sử dụng chung kim tiêm với người khác. 

Khách hàng cần tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV trong 72 giờ đầu, hoặc điều trị HIV bằng thuốc ARV, xin mời liên hệ phòng khám đa khoa Biển Việt theo số Hotline: 0812217575

Tư vấn miễn phí online, trực tiếp tại phòng khám. Cam kết mọi thông tin của khách hàng được bảo mật tuyệt đối.

Địa chỉ: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 6, Bộ Công An. Tân Triều, Thanh Trì, HN (Cuối đường Chiến Thắng Hà Đông)

Bệnh HIV – Nhận biết sớm để điều trị kịp thời
Hotline0812217575