Bệnh lây qua đường máu thường là những căn bệnh nguy hiểm như HIV hay viêm gan B. Hẳn nhiều bạn thắc mắc trong tình huống đạp phải kim tiêm có sao không? Hãy cùng Phòng khám đa khoa Biển Việt tìm hiểu về cách xử trí trong tình huống này nhé!
Trường hợp dẫm phải kim tiêm không chỉ tạo vết thương hở trên da mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh HIV từ máu dính trên kim tiêm. Trong hoàn cảnh này, nhiều bạn thường hoảng loạn và xử lý vết thương không đúng cách. Bạn cần bình tĩnh và sơ cứu vết thương đúng cách, tránh để mầm bệnh lây lan.
Trong bài viết dưới đây, Phòng khám đa khoa Biển Việt sẽ hướng dẫn bạn cách xử trí khi gặp tình huống đạp phải kim tiêm để bạn đọc không quá hoang mang với vấn đề "dẫm phải kim tiêm có bị HIV không".
1. Dẫm phải kim tiêm có sao không?
Trong cuộc sống hàng ngày, có những trường hợp tình cờ đạp phải kim tiêm. Kim tiêm có thể bị vứt bừa bãi trên đường, ở ghế nơi công cộng hay tại nơi nhiều đất đá và cây cỏ. Khi đạp phải kim tiêm gây nên vết thương hở ở da sẽ làm tăng nguy cơ lây các bệnh truyền nhiễm qua đường máu.
Nhiều người khi rơi vào tình huống này sẽ lo lắng không biết đạp phải kim tiêm có sao không? Bạn cần bình tĩnh và làm các bước xử trí ban đầu. Khâu xử lý vết thương ban đầu rất quan trọng. Ngoài ra, nếu nghi ngờ bị lây bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan B thì người bệnh cần được điều trị phơi nhiễm dự phòng sớm.
Xử trí khi bị kim tiêm đâm
Xử trí tại chỗ
Khi bị kim tiêm đâm dính máu chứa các bệnh truyền nhiễm như HIV hay viêm gan B, người bệnh thường có tâm lý hoảng loạn, sợ hãi. Điều đầu tiên họ thường làm là nặn vết thương thật mạnh với mục đích nặn được nhiều máu ra khỏi vết thương. Tuy nhiên, hành động này hoàn toàn sai lầm.
Hành động bóp, nặn vết thương sẽ khiến máu từ vị trí thương tổn nhanh chóng đi vào hệ tuần hoàn. Đồng thời, điều này sẽ khiến vết thương nặng hơn, gây viêm và làm tăng khả năng khiến virus phát tán vào cơ thể.
Vì vậy, chuyên gia khuyến cáo rằng trong mọi trường hợp, không được nặn vết thương mà cần bình tĩnh xử trí đúng cách. Vì dù kim tiêm có máu chứa virus gây bệnh thì mầm bệnh cũng cần thời gian để xâm nhập và phát triển trong cơ thể.
Khi đạp phải kim tiêm, bạn cần bình tĩnh và tiến hành xử lý vết thương theo các bước sau:
- Nhẹ nhàng lấy dụng cụ sắc nhọn là đầu kim tiêm khỏi vị trí bị đâm của cơ thể.
- Rửa vết thương dưới vòi nước sạch đang chảy trong ít nhất 5 đến 6 phút. Nước sẽ rửa bớt bụi bẩn, máu và dịch tiết trên vết thương
- Để cho vết thương tự khô trong thời gian ngắn. Không nên bịt chặt hay cầm máu vết thương. Tuyệt đối bóp, nặn vết thương với lực mạnh.
- Sau khi vết thương khô, rửa thật kỹ vết thương bằng cồn, thuốc sát trùng hay xà phòng.
- Băng bó nhẹ nhàng xung quanh vết thương với gạc mềm, băng cuộn hoặc băng keo cá nhân.
Trong vòng 24 giờ từ khi bị phơi nhiễm với vật lạ, bạn cần đến cơ sở y tế để được xử lý đúng cách. Khi cán bộ y tế hỏi về đặc điểm vật gây thương tổn, hoàn cảnh tai nạn cũng như cách xử trí, bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết.
2. Điều trị dự phòng bệnh HIV
Điều trị dự phòng sau khi bị phơi nhiễm HIV sẽ giúp ngăn chặn quá trình phát triển của virus cũng như giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Người bệnh có thể bắt đầu điều trị ngay cả khi chưa có kết quả xét nghiệm.
Theo thống kê, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm mầm bệnh có hiệu quả kháng virus rất cao, lên tới 90 - 95% trong vài giờ đầu tới sau 3 ngày. Chú ý là hiệu quả điều trị sẽ giảm dần theo thời gian sau khi bị đâm bởi vật nhọn.
Thời gian điều trị dự phòng phơi nhiễm bệnh kéo dài liên tục 28 ngày. Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ sử dụng phối hợp các loại thuốc kháng siêu vi theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Trong quá trình điều trị và sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:
- Sử dụng thuốc nghiêm ngặt đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, người bệnh cần được bác sĩ theo dõi sát sao trong suốt quá trình điều trị.
- Khi sử dụng thuốc kháng siêu vi, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ trong những ngày đầu điều trị. Khi gặp phải tác dụng không mong muốn, người bệnh không được tự ý bỏ thuốc mà cần trao đổi với bác sĩ điều trị để có cách xử trí sớm.
- Cần bảo quản thuốc đúng cung cách, nếu thuốc có bất kỳ dấu hiệu hỏng, chảy nước hay đổi màu thì tuyệt đối không sử dụng. Liên hệ với bác sĩ điều trị để được kê thuốc mới
- Hoàn thành quá trình điều trị với mục tiêu dùng thuốc đủ liều và đủ thời gian.
Người bệnh cần làm xét nghiệm HIV chuyên sâu sau ba tháng kể từ khi bị phơi nhiễm kim tiêm dính máu. Nếu kết quả là âm tính, bạn hoàn toàn có thể yêu tâm không bị lây nhiễm HIV.
3. Địa chỉ điều trị phơi nhiễm HIV uy tín, bảo mật thông tin tại Hà Nội
Hiện nay, chỉ các trường hợp bị phơi nhiễm khi đang làm nhiệm vụ chuyên môn mới được điều trị dự phòng miễn phí, còn các trường hợp phơi nhiễm cộng đồng không được cấp chế độ này. Tuy nhiên, những người bị phơi nhiễm có thể đến Phòng khám đa khoa Biển Việt để được bác sĩ khám và kê đơn thuốc điều trị trong thời gian vàng.
Địa chỉ: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội (Cuối đường Chiến Thắng Hà Đông).
Điện thoại: 0812217575/ 0983078836/ 02435420311
Phòng khám đa khoa Biển Việt là một trong những phòng khám không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn điều trị phơi nhiễm HIV tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng.
Trong thời gian này, người bị phơi nhiễm cần thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho người khác. Sau 3 tháng xét nghiệm HIV mà cho kết quả âm tính, người bị phơi nhiễm có thể yên tâm rằng đã không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó.