Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

Hiểu biết về nguy cơ lây nhiễm HIV

Khi bị nhiễm HIV, người bệnh thường rất hoang mang và có suy nghĩ tiêu cực sống khép kín. Họ rất lo lắng về việc lây nhiễm cho người thân. Sau đây bác sĩ Phòng khám đa khoa Biển Việt giải đáp cho các bạn về nguy cơ lây nhiễm trong sinh hoạt thường ngày:

Người nhiễm HIV có được ôm hôn con cái, người thân không?

Đối với việc hôn nhẹ nhàng lên má, lên môi, hay hôn xã giao không có bất cứ nguy cơ nào đối với lây nhiễm HIV.

Tuy nhiên, đối với hôn sâu có thể có nguy cơ tiếp xúc với máu nếu trong miệng có vết thương hoặc chảy máu chân răng, vì thế mà có nguy cơ lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, nguy cơ này là thấp.

Vì vi rút HIV không có trong mồ hôi nên việc ôm ấp, tiếp xúc với mồ hôi, quần áo của người nhiễm HIV không làm lây nhiễm HIV

Mặc dù nước bọt và nước mắt người nhiễm có thể có chứa vi rút HIV, nhưng với một lượng vô cùng nhỏ, không đủ làm lây truyền qua các dịch cơ thể này. Tuy nhiên với những trường hợp viêm kết mạc mắt, loét miệng, chảy máu chân răng lại làm tăng sự xuất hiện của vi rút HIV trong các dịch này.

Có lây nhiễm HIV qua muỗi và côn trùng?

Người nhiễm HIV và những người sống cùng người nhiễm hoàn toàn có thể yên tâm do vi rút HIV không lây nhiễm qua trung gian là côn trùng, muỗi đốt. Và hiện nay con người là vật chủ duy nhất của vi rút HIV. Khi côn trùng đốt, vi rút HIV chỉ sống một thời gian rất ngắn trong cơ thể muỗi và côn trùng, đồng thời không có khả năng sinh sôi ở đó.

Cũng có bệnh nhân giả thiết lo lắng là muỗi đốt bệnh nhân HIV sau đó đốt ngay người lành thì có lây. Điều này hoàn toàn không lây nhiễm vì thường sau khi đốt muỗi cần thời gian nghỉ ngơi để tiêu hoá chỗ máu đó, còn khi đốt muỗi côn trùng chỉ tiết nước bọt và trong nước bọt của muỗi côn trùng không có vi rút HIV.

Người nhiễm HIV có dùng chung bát đũa được không? Có cần giặt riêng quần áo?

Người nhiễm HIV không lây nhiễm HIV qua đồ dùng: bát đĩa, quần áo, ấm chén,… do vậy người nhiễm HIV hoàn toàn có thể có 1 cuộc sống sinh hoạt bình thường mà không kiêng cữ quá.

Người bệnh chỉ cần tránh khi họ mắc nhiễm trùng cơ hội, hay 1 bệnh thông thường nào đó: cúm, viêm phổi, … thì nên có các biện pháp phòng tránh lây nhiễm những bệnh này cho người xung quanh: đeo khẩu tranh, tránh tiếp xúc gần, ….

Tự phòng, tránh lây nhiễm HIV

Thực tế có ghi nhận khả năng lây truyền vi rút HIV giữa các thành viên trong gia đình, khi có tiếp xúc giữa niêm mạc (mắt, mũi, miệng) với máu người nhiễm, tuy nhiên khả năng này rất khó xảy ra.

Người bệnh cũng như người thân trong gia đình nên hiểu rõ về các con đường lây nhiễm để có cách phòng tránh hiệu quả.

Để tự phòng, tránh lây nhiễm HIV thì phải tránh tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch thể của người nhiễm HIV. Những biện pháp chủ yếu phổ biến:

- Sử dụng bao cao su (BCS) khi có QHTD;

- Không dùng chung bơm kim tiêm (BKT), các dụng cụ tiêm chích và các dụng cụ xuyên chích qua da khác.

- Thực hiện dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con:

+ Phòng lây nhiễm HIV cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ;

+ Phòng mang thai ngoài ý muốn ở những phụ nữ nhiễm HIV độ tuổi sinh đẻ;

+ Điều trị cho phụ nữ, phụ nữ mang thai nhiễm HIV và thực hiện đỡ đẻ an toàn khi chuyển dạ;

+ Thực hiện nuôi con bằng sữa thay thế vì trong sữa mẹ có chứa HIV có thể lây cho trẻ trong quá trình bú sữa mẹ.

Xem thêm:

Tư vấn, khám phơi nhiễm và điều trị HIV

Địa chỉ xét nghiệm đo tải lượng virus HIV uy tín tại Hà Nội

Hiểu biết về nguy cơ lây nhiễm HIV
Hotline0812217575