Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

HIV lây qua đường nào và cách phòng tránh lây nhiễm HIV.

Do tính chất nguy hiểm của hội chứng suy giảm miễn dịch HIV mà nhiều người lo lắng về khả năng lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh. Điều này trở thành rào cản rất lớn đối với cuộc sống của cả bệnh nhân và những người xung quanh. Biết được HIV lây qua đường nào sẽ giúp cho khoảng cách của rào cản ấy được thu hẹp.

1. Tổng quan về hội chứng suy giảm miễn dịch HIV 

HIV là loại virus tấn công trực tiếp vào hệ miễn dịch, khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng và mắc các bệnh lý khác. Khi không được điều trị, HIV sẽ gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải là AIDS - giai đoạn nặng nhất của HIV.

HIV lây truyền chủ yếu qua đường máu, sử dụng chung các dụng cụ tiêm chích ma túy, từ mẹ sang con khi có thai và quan hệ tình dục không an toàn.

Hiện chưa tìm ra được liệu pháp để điều trị HIV đặc hiệu nên người mắc bệnh sẽ phải chung sống với thuốc trong suốt cuộc đời. Nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị, sự sống của người bệnh có thể kéo dài không hề thua kém tuổi thọ của người bình thường.

2. HIV lây qua những con đường nào?

Cho đến nay, người ta đã tìm thấy virus HIV trong tinh dịch, dịch âm đạo, máu, các sản phẩm của máu, nước mắt, nước bọt, dịch não tủy, sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ có 3 con đường lây nhiễm virus HIV được xác định:

2.1. HIV lây qua đường máu

HIV xâm nhập vào cơ thể qua đường máu và chúng ảnh hưởng trực tiếp lên tế bào lympho T trong máu (phòng tuyến giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây hại) và vô hiệu hóa lympho T.Virus HIV lây truyền qua đường máu do:

Sử dụng các dụng cụ xuyên chích qua da không được vô khuẩn như dùng bơm kim tiêm, kim xâu tai, kim xăm mình và các dụng cụ sắc nhọn khác. Nguy cơ lây nhiễm liên quan với số lần tiêm chích và sử dụng dụng cụ tiêm chích cho nhiều người.

Lây nhiễm HIV trong các cơ sở y tế qua các dụng cụ y tế không được vô trùng.

Người chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS bị lây nhiễm HIV qua các vết hở rỉ nước khi tiếp xúc với máu và dịch sinh học của người bệnh.

Bị kim tiêm đâm phải tay, dao kéo cứa phải tay, giẫm phải kim dính máu người bệnh,... do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (chủ yếu là nhân viên y tế).

Truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu mà không được sàng lọc HIV.

2.2. HIV lây truyền qua hoạt động tình dục không an toàn

HIV lây qua những con đường nào? Virus HIV dễ lây truyền qua đường tình dục. Người mang virus khi quan hệ tình dục sẽ lây truyền HIV cho bạn tình. Tỷ lệ lây nhiễm HIV cho mỗi lần quan hệ tình dục không bảo vệ ước tính là 0,1 – 1%. Tỷ lệ này gia tăng theo tần suất quan hệ. Trong khi đó, quan hệ tình dục với người bị HIV có bảo vệ bằng bao cao su sẽ có độ an toàn lên tới 90 – 95% nếu thực hành đúng cách.

Virus HIV lây truyền qua đường tình dục do:

Tình dục đường âm đạo.

Tình dục đường hậu môn.

Tình dục đường miệng: khả năng lây truyền bệnh thấp hơn. Tuy nhiên, nếu trong miệng có vết trầy xước hoặc chảy máu răng mà không biết thì vẫn có khả năng lây nhiễm HIV.

2.3. HIV lây truyền qua đường từ mẹ sang con

HIV lây qua những con đường nào? Người mẹ bị nhiễm virus HIV sinh con sẽ có khoảng 30% khả năng lây nhiễm. Trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV thường không sống được quá 3 năm.

Virus HIV lây truyền qua đường mẹ sang con do:

Qua nhau thai khi bé nằm trong bụng mẹ.

Qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh.

Qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú.

3. HIV không lây qua đường nào?

HIV có lây qua nước bọt không? HIV có lây qua đường muỗi đốt không? Câu trả lời là không. Người khỏe mạnh sẽ không bị lây nhiễm HIV nếu:

Bắt tay, ôm hôn và ăn chung với người bệnh: thành phần của chất dịch trong cơ thể người như nước bọt của người mang virus HIV chỉ có một lượng virus rất nhỏ nên không đủ để phá hủy cơ thể người.

Đứng gần người bệnh hắt hơi và ho, mặc chung quần áo, bơi chung bể bơi,...

Bị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn: virus HIV không sống và sinh sản trong cơ thể muỗi hay côn trùng.

4. Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV

4.1. Qua đường tình dục

+ Nếu không biết đúng về “lịch sử” đời sống tình dục của người tình thì chưa nên quan hệ tình dục.

+ Sống chung thủy với một bạn tình là giải pháp tốt nhất để không bị lây nhiễm HIV qua con đường này.

+ Nếu có quan hệ tình dục với người mà bạn không biết rõ đời sống tình dục của họ thì cần dùng bao cao su đúng cách. 

+ Điều trị hiệu quả các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV vì tổn thương do những bệnh lý này là cửa vào lý tưởng của virus HIV.

Quan hệ tình dục an toàn để tránh lây nhiễm HIV

4.2. Qua đường máu

+ Không sử dụng chung kim tiêm.

+ Không tiêm chích chất gây nghiện.

+ Không sử dụng chung vật có thể xuyên qua niêm mạc hoặc da như: khuyên tai, dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kim xăm mình, dụng cụ lấy ráy tai,...

4.3. Mẹ - con

+ Thai phụ bị nhiễm HIV cần được xét nghiệm và sử dụng thuốc kháng virus vào thời điểm đã được bác sĩ tư vấn và có biện pháp sinh đẻ an toàn.

+ Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV thì ngay khi mới sinh cần được uống thuốc kháng virus để phòng lây truyền.

Ngoài ra, để phòng ngừa lây nhiễm HIV thì cũng cần tiến hành xét  nghiệm với những trường hợp nghi ngờ nhiễm HIV. Kết quả xét nghiệm sẽ là căn cứ để quyết định bước kế tiếp: nếu âm tính thì sẽ được tư vấn về con đường lây nhiễm và HIV không lây qua đường nào để hạn chế được nguy cơ lây nhiễm; nếu dương tính thì cần tiếp cận điều trị để nâng cao và đảm bảo sự sống.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, việc tiếp cận với các nguồn tư liệu chính xác về HIV là không hề khó. Vì thế, mỗi người nên tìm hiểu để nắm rõ kiến thức về hội chứng này. Người bị nhiễm HIV vẫn có thể sống bình thường với những người xung quanh khi họ điều trị tốt và tuân thủ nghiêm túc các quy tắc phòng tránh lây nhiễm.

Điều đáng nói là, ở một góc của đời sống, vẫn đang có những người bị nhiễm HIV bị xa lánh và kỳ thị. HIV tuy không thể điều trị khỏi nhưng nó cũng không hề dễ lây lan ra cộng đồng. Ở trong điều kiện môi trường bình thường, virus HIV có thể tồn tại được 5 ngày ở trong bơm tiêm nhưng vượt quá thời gian này thì nó khó còn khả năng lây nhiễm.

Không thể phủ nhận rằng hội chứng suy giảm miễn dịch HIV đã và vẫn đang đe dọa cuộc sống của cộng đồng và bản thân người bệnh. Tuy nhiên, nếu trang bị được kiến thức HIV không lây qua đường nào, chúng ta vẫn có thể yên tâm tiếp xúc và sống chung với người bị HIV. Người bị HIV tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ vừa tăng được thời gian và chất lượng sống vừa duy trì được tải lượng virus thấp hơn ngưỡng phát hiện, nhờ đó mà nguy cơ lây truyền cho người khác cũng được hạn chế.

5. Dùng PrEP để phòng ngừa bị lây nhiễm HIV

Chỉ cần 1 viên PrEP hàng ngày có thể phòng được lây nhiễm HIV/AIDS tới 99% HIV/AIDS là căn bệnh đến nay chưa có thuốc điều trị và vắc xin để phòng ngừa đặc hiệu. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra thuốc PrEP - một chiến thuật điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV, giúp phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tới 99%.

Phòng khám Đa khoa Biển Việt - Cấp phát thuốc điều trị PrEP MIỄN PHÍ

Khi tham gia khám và điều trị PrEP, khách hàng sẽ được:

- Cấp thuốc điều trị miễn phí;

- Miễn phí khám và tư vấn (5 lần/năm);

- Miễn phí xét nghệm:

Xét nghiệm HIV (HIV Ab test nhanh) (5 lần/năm);

Xét nghiệm Creatinin máu (2 lần/năm);

Xét nghiệm HBsAg (1 lần/năm);

Xét nghiệm Viêm gan C (HCV Ab test nhanh) (1 lần/năm);

Xét nghiệm Giang mai (4 lần/năm).

Cụ thể hơn, các bạn liên hệ trực tiếp với Biển Việt theo số hotline: 0812217575/ 0983078836.

Địa chỉ: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội (Cuối đường Chiến Thắng Hà Đông).

HIV lây qua đường nào và cách phòng tránh lây nhiễm HIV.
Hotline0812217575