Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

Làm thế nào để phòng, lây nhiễm HIV

Người bệnh nhiễm HIV có một thời gian dài bệnh tiến triển âm thầm mà không có bất kỳ dấu hiệu gì để nhận biết căn bệnh này do vậy đa số họ không biết mình bị nhiễm, tình cờ phát hiện qua khám sức khoẻ định kỳ hay xuất hiện các dấu hiệu suy giảm miễn dịch nặng. Do tính chất âm thầm đó mà HIV dễ lây lan và trở thành đại dịch toàn cầu. Để tránh nguy cơ lây nhiễm HIV,  bác sĩ phòng khám Biển Việt có lời khuyên cho các bạn như sau:

Những biện pháp phòng chống lây nhiễm HIV

 Ở người nhiễm, vi rút HIV tồn tại trong máu và một số dịch tiết của cơ thể như dịch tiết âm đạo, tinh dịch, sữa,… Và với mỗi loại dịch có lượng vi rút khác nhau nên nguy cơ lây nhiễm từ các dịch này khác nhau. Để phòng, tránh lây nhiễm vi rút HIV thì bạn cần chú ý tránh tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch thể của người nhiễm HIV bằng các biện pháp:

- Sử dụng bao cao su khi có quan hệ tình dục

- Không dùng chung bơm kim tiêm cũng như các dụng sắc nhọn khác có nguy cơ gây chảy máu như bấm móng tay, chân, dao cạo râu, ….

- Thực hiện dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con:

+ Phòng mang thai ngoài ý muốn ở những phụ nữ nhiễm HIV đang trong độ tuổi sinh đẻ;

+ Điều trị cho phụ nữ, phụ nữ mang thai nhiễm HIV và thực hiện đỡ đẻ an toàn khi chuyển dạ;

+ Trong sữa mẹ có chứa vi rút HIV do vậy có thể lây cho trẻ trong quá trình bú sữa mẹ nên trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm H nên nuôi con bằng sữa thay thế.

- Khi có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ, bạn nên xử trí vết thương và đến cơ sở y tế để được khám và điều trị dự phòng lây nhiễm HIV càng sớm càng tốt trước 72 giờ.

Bác sĩ phòng khám Biển Việt hướng dẫn bạn xử trí vết thương ngoài da, niêm mạc sau phơi nhiễm với máu, dịch thể như sau:

Đối với tổn thương da

  • Xối ngay vết thương dưới vòi nước chảy.
  • Để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn mà không được nặn bóp.
  • Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch
  • Sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn: iodine, cồn 700,… thời gian trên 5 phút

 Trường hợp máu hoặc dịch bắn vào mắt: Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong thời gian trên 1 phút.

Phơi nhiễm qua miệng, mũi: Rửa, nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9 %. Xúc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9 % nhiều lần.

Nếu có thể xác định được tình trạng HIV, thuốc điều trị, thời gian điều trị của nguồn gây phơi nhiễm là tốt nhất.

Các yếu tố ảnh hưởng lên hiệu quả của điều trị PEP bao gồm:

  •  Sự chậm trễ tiếp cận với ARV;
  • Sự đáp ứng thuốc của cơ thể;
  • Sự kháng thuốc ARV của nguồn gây phơi nhiễm;
  • Sự tuân thủ của người bị phơi nhiễm (cần tuân thủ ARV trong suốt 4 tuần điều trị cũng như quy trình theo dõi sau điều trị).
Làm thế nào để phòng, lây nhiễm HIV
Hotline0812217575