Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

Nên dùng PrEP bao lâu thì dừng?

Sử dụng PrEP có lợi ích như thế nào đối với việc phòng ngừa lây nhiễm HIV?

- Có thể khẳng định rằng việc sử dụng PrEP chính là dùng thuốc kháng vi rút (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV ở người có nguy cơ cao chưa bị nhiễm HIV, giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV trong cơ thể. Nếu dùng đúng, đều và đủ có thể phòng lây nhiễm HIV lên đến trên 90% ở những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Phương pháp này là một cách đơn giản có khả năng làm giảm 2/3 nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM) qua các thử nghiệm lâm sàng và các can thiệp thực tế trên Thế giới.

Cụ thể PrEP dành cho ai và nên dùng bao lâu thì dừng? Các bạn tham khảo bài viết dưới đây của PKĐK Biển Việt nhé.

1. Nên dùng PrEP bao lâu thì dừng?

Có thể ngừng sử dụng PrEP trong các trường hợp sau:
Thứ nhất: Quyền của khách hàng không muốn tiếp tục sử dụng PrEP: Vì các lý do cá nhân, có thể liên quan hoặc không liên quan đến thay đổi hành vi, tình trạng HIV hay tác dụng phụ của thuốc.
Thứ hai: Thầy thuốc chỉ định ngừng sử dụng PrEP trong các trường hợp sau:
- Nhiễm HIV
- Phản ứng có hại nghiêm trọng của thuốc
- Khách hàng thay đổi hành vi và không còn nguy cơ lây nhiễm HIV, ví dụ:
+ Luôn luôn sử dụng bao cao su đúng cách mỗi lần quan hệ tình dục;
+ Chỉ có một bạn tình có HIV âm tính và không có nguy cơ cao;
+ Dùng liệu pháp thay thế chất dạng thuốc phiện bằng methadone, không sử dụng chung bơm kim tiêm;
+ Vợ/chồng hoặc bạn tình nhiễm HIV đã điều trị ARV trên 6 tháng và có tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml.
+ Không có quan hệ tình dục nữa, vì vậy không có nguy cơ.

2. Những ai nên và không nên sử dụng PrEP?

Hiện nay theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì các đối tượng sau nên sử dụng PrEP để dự phòng lây nhiễm HIV, cụ thể là: Nam có quan hệ tình dục đồng giới; Người chuyển giới nữ; Người bán dâm; Người tiêm chích ma túy; Bạn tình của người nhiễm HIV mà người nhiễm HIV đó chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV vẫn còn trên 200 bản sao/ml máu hoặc chưa được làm xét nghiệm tải lượng virus.

Tuy nhiên không phải ai trong những nhóm đối tượng vừa nêu trên cũng sử dụng được PrEP mà sẽ có một số Trường hợp chống chỉ định:

- Không chỉ định điều trị PrEP cho các trường hợp sau:

 + HIV dương tính;

+ Độ thanh thải creatinin ước tính < 60 ml/phút;

+ Có dấu hiệu nhiễm HIV cấp hoặc có khả năng mới nhiễm HIV;

+ Dị ứng hoặc có chống chỉ định với bất kỳ thuốc nào trong phác đồ PrEP;

+ Dưới 35 kg

+ Có tiền sử phơi nhiễm với HIV trong vòng 72 giờ qua ® Đánh giá và kê đơn điều tri dự phòng sau phơi nhiễm (PEP).

3. Các xét nghiệm cần làm trước khi sử dụng PrEP bao gồm

- Xét nghiệm HIV

- Viêm gan B, C

- Xét nghiệm Giang mai

- Xét nghiệm Creatinin

Các xét nghiệm này hiện nay đều được miễn phí khi bạn tham gia sử dụng PrEP.

Hiện nay tại Hà Nội, các bạn có nhu cầu muốn sử dụng PrEP miễn phí có thể liên hệ: Phòng khám đa khoa Biển Việt vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7 (trong giờ hành chính).

Địa chỉ: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng Hà Đông).

Điện thoại: 0812217575/ 0983078836

Nên dùng PrEP bao lâu thì dừng?
Hotline0812217575