Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

Những ai nên điều trị thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)

Bác sĩ phòng khám Biển Việt khuyến cáo sử dụng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) khi bạn có một trong các hành vi nguy cơ trong 6 tháng qua như sau:

- Quan hệ tình dục với nhiều hơn một bạn tình;

- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc âm đạo không sử dụng bao cao su;

- Quan hệ tình dục với bạn tình nhiễm HIV hoặc bạn tình có một hoặc nhiều hành vi nguy cơ nhiễm HIV nhưng không biết rõ tình trạng nhiễm HIV của họ;

- Quan hệ tình dục để đổi lấy tiền hoặc hiện vật;

- Sử dụng ma túy, bao gồm tiêm chích, thuốc lắc hay đập đá;

- Đã từng điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (nPEP) sau khi có các hành vi nguy cơ nhiễm HIV;

- Đã từng được chẩn đoán và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục: giang mai, lậu hay chlamydia (STIs);

- Sử dụng chung dụng cụ tiêm chích, bao gồm cả ma túy và hóc môn.

Đối với những người có vợ/chồng/bạn tình nhiễm HIV: Bác sĩ khuyến cáo điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) khi người nhiễm HIV:

- Chưa điều trị ARV; hoặc

- Mới điều trị ARV dưới 6 tháng; hoặc

- Đã điều trị ARV trên 6 tháng nhưng tải lượng vi rút trên 200 bản sao/ml hoặc chưa xét nghiệm tải lượng vi rút.

Khi nào thuốc PrEP phát huy hiệu quả?

Thời gian để thuốc đạt hiệu quả bảo vệ tối đa là 7 ngày tại các mô trực tràng và 21 ngày tại các mô tử cung, âm đạo và trong máu. Vì vậy người có nhu cầu sử dụng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV cần sử dụng thuốc trước khi có hành vi nguy cơ ít nhất 1 tuần và tốt nhất là sau 3 tuần.

Tính an toàn của thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP):

- Không có tương tác thuốc giữa PrEP với điều trị hoóc môn.

- PrEP là an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

- Người sử dụng thuốc có HBsAg dương tính cần tuân thủ tốt để tránh viêm gan bùng phát.

Xem thêm: Tư vấn, khám phơi nhiễm và điều trị HIV

                   PrEP - Điều trị dự phong trước phơi nhiễm HIV

Những ai nên điều trị thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
Hotline0812217575
icon chat