Hiện nay số người bị viêm loét dạ dày đang ngày một tăng, nguyên nhân do đâu? Và cách điều trị viêm loét dạ dày như thế nào?
Bệnh viêm loét dạ dày là hậu quả của việc mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công – bảo vệ. Đặc biệt, nếu không được điều trị kịp thời và đúng hướng bệnh có thể biến chứng thành ung thư dạ dày tá tràng.
Xem thêm: Cách ăn uống tốt cho người viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày là gì?
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng được coi là một trong những chứng bệnh điển hình của đau dạ dày. Hiện tượng viêm loét sẽ hình thành khi có bất kì sự kết hợp nào của axit dạ dày dư thừa, thuốc, vi khuẩn hay “độc tố” khác gây tổn thương niêm mạc tá tràng.
Còn theo mô học thì viêm loét dạ dày được coi là hiện tượng hoại tử niêm mạc với độ tổn thương và kích thước vết loét lớn hơn hoặc bằng 0,5 cm.
Viêm loét dạ dày đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, căn bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Đặc biệt, nếu viêm loét dạ dày không được chữa trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày
Việc nhận biết nguyên nhân viêm loét dạ dày rất quan trọng, điều này giúp cho việc phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả hơn.
- Vi khuẩn HP: Nhiễm khuẩn dạ dày HP được coi là nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng hàng đầu. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn này có thể lây nhiễm từ người sang người qua việc dùng chung dụng cụ ăn uống hay sinh hoạt…
- Stress: Căng thẳng tâm lý kéo dài ảnh hưởng đến việc sản sinh axit bất thường trong dạ dày gây ra viêm loét tá tràng.
- Thói quen ăn uống: Dùng đồ uống có cồn, ăn cay, ăn quá nóng hoặc quá lạnh… gây kích thích và ăn mòn lớp nhày trong dạ dày cũng được là nguyên nhân gây viêm loét.
- Sinh hoạt không điều độ: Rối loạn giờ giấc, ăn quá khuya, nhịn đói quá lâu… chính là thủ phạm gây loét tá tràng.
- Thuốc Tây: Sử dụng lâu dài thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) kích thích lớp lót dạ dày và ruột non là nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng.
- Hội chứng Zollinger-Ellison: Là sự hình thành của các khối u gây tăng bài tiết hóc-môn gastrin, làm tiết nhiều axit trong dạ dày và phá hủy lớp lót.
- Di truyền: Đây được coi là nguyên nhân viêm loét dạ dày hay gặp liên quan trực tiếp đến tiểu sử sức khỏe gia đình.
Cách điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
1. Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc
Khuyến cáo: Các bạn không được tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày nào khi không có hướng dẫn của các bác sĩ.
Đầu tiên, bạn cần đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và xác định được tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào các chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị. Thông thường, các thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thường được sử dụng bao gồm
● Thuốc kháng acid giúp trung hòa acid trong dịch vị dạ dày tá tràng.
● Thuốc giảm tiết acid giúp giảm tiết acid.
● Thuốc ức chế bơm proton giúp ngăn chặn bài tiết dịch HCL.
● Thuốc tạo màng bọc giúp tạo vỏ bọc quanh ổ loét để bảo vệ niêm mạch dạ dày.
● Thuốc diệt HP có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả.
2. Đừng quên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ
Sau khi đã uống hết thuốc theo đơn của bác sĩ, bệnh sẽ có các chuyển biến khác nhau tùy theo chế độ sinh hoạt cũng như cơ địa và tình trạng bệnh của bệnh nhân. Vì vậy, để có thể kiểm soát bệnh và xác định đúng phương pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày, bệnh nhân cần phải tuân thủ lịch tái khám bác sĩ yêu cầu.
Thông thường các bác sĩ sẽ kê thuốc khoảng 2 – 4 tuần, và hẹn tái khám kiểm tra kết quả sau khi sử dụng đơn thuốc đó. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc, hoặc hủy lịch tái khám khi thấy bệnh đã thuyên giảm hoặc không còn triệu chứng. Đặc biệt tuyệt đối không sử dụng lại đơn thuốc, cũng như sử dụng đơn thuốc điều trị viêm loét dạ dày của bệnh nhân khác, điều này cực kì không tốt, đôi khi còn phản tác dụng của thuốc.
Nếu bệnh viêm loét dạ dày đã được điều trị ổn định, các bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc kiểm tra định kỳ, để ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát.
3. Kết hợp với các loại thực phẩm có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày
Các thực phẩm có tác dụng tốt trong việc điều trị viêm loét dạ dày bao gồm
● Củ nghệ vàng: Tinh bột nghệ kết hợp với mật ong là thực phẩm được biết đến có tác dụng chống viêm, chống loét dạ dày tá tràng, đồng thời giảm tiết dịch vị.
● Nha đam: Nước ép nha đam có tác dụng giúp giảm đầy hơi, nhuận tràng...
● Nghệ đen: Bột nghệ đen hòa với nước ấm có tác dụng giúp kích thích tiêu hóa, ngăn tiết dịch vị...
Trên thực tế có nhiều bài thuốc nam được truyền miệng giúp điều trị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên các bài thuốc này không rõ nguồn gốc nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về sự an toàn khi sử dụng.
4. Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách hợp lý
Thay đổi lối sống là cách hữu hiệu giúp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Các thói quen ăn uống và sinh hoạt sau đây sẽ giúp viêm loét dạ dày cải thiện rõ rệt
● Bổ sung trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt
● Không hút thuốc lá và không sử dụng các chất kích thích
● Không uống rượu, bia
● Tránh thức khuya.
● Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng và lo âu.
● Luyện tập thể dục thể thao phù hợp với thân thể như là: Đi bộ, yoga...
● Ăn đúng giờ.
● Không sử dụng các thức ăn cay nóng.
● Ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hyakuso hỗ trợ tốt trong điều trị viêm loét dạ dày
Mong muốn của hầu hết bệnh nhân khi chữa viêm loét dạ dày là nhanh chóng thoát khỏi cơn đau dai dẳng. Tuy nhiên, đây mới chỉ bước đầu của một lộ trình điều trị khoa học mà Phòng khám đa khoa Biển Việt hướng tới. Điều quan trọng nhất trong chữa viêm loét dạ dày là việc làm lành vết loét, khôi phục niêm mạc dạ dày, như vậy mới đem lại hiệu quả và bền vững.
Đó cũng là lý do tại sao Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hyakuso ra đời, đáp ứng đúng lộ trình chữa viêm loét dạ dày.
Không chọn dạng bột tán hay cô đặc, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hyakuso được bào chế viên hoàn, dễ sử dụng, dễ hấp thu.
Thực phẩm bảo vệ sức khẻo Hyakuso là sự kết hợp hoàn hảo của bộ 5 thảo mộc 100% từ tự nhiên chữa viêm loét dạ dày tá tràng theo cơ chế: “Phục hồi tổn thương – Giảm tấn công – Tăng bảo vệ”.
Phục hồi tổn thương
+ Bột vỏ cây Magnolia (Vỏ cây Hậu Phác): Theo đông y thì hậu phác có vị đắng cay, tính ôn, không độc, tác dụng vào 3 kinh: tỳ, vị, đại trường. Điều trị bệnh: đầy bụng, ăn uống không tiêu, đau bụng, nôn mửa.
+ Chất chiết vỏ cây Phellodendron (Vỏ cây hoàng bá): Hỗ trợ chức năng tiêu hóa. Có chứa Berberin, Palmatin có tác dụng ức chế các vi khuẩn có hại đường tiêu hóa Staphylococcus, Salmonella, lỵ, tả. Ưu điểm là không ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn có lợi ở đường ruột.
+ Bột Swertia: Chứa các Glycoside secoiridoid có tác dụng tăng sản xuất màng nhầy bảo vệ, chống viêm, giúp tăng cường bảo vệ đường tiêu hoá trong các trường hợp bị loét dạ dày, viêm dạ dày gây ra do ethanol hoặc do stress.
Giảm tấn công
+ Bột rễ cây Atractylodes (vỏ cây Thương truật): Vị cay, đắng và tính ấm. Tác dụng vào 2 kinh: tỳ, vị giúp bổ dạ dày, giúp tiêu hoá, chữa tiêu chảy. Thường được dùng kết hợp với hậu phác và hoàng bá để điều trị đầy bụng ăn không tiêu, kém ăn giảm viêm dạ dày cấp và mạn tính, tiêu chảy, , buồn nôn hoặc nôn.
Tăng cường bảo vệ
– Geranium: Có tác dụng chống tiêu chảy.
Nhờ hiệu quả vượt trội, giúp hàng ngàn bệnh nhân chữa viêm loét dạ dày chỉ sau 1 liệu trình. Chính vì vậy Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hyakuso đã và đang được nhiều người bệnh tin dùng.
Chi tiết về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hyakuso, xin vui lòng liên hệ theo số Hotline: 0914.686.363