Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

PrEP HIV - Vì Sức Khỏe Cộng Đồng

SỰ KIỆN "PrEP HIV – VÌ SỨC KHỎE CÔNG ĐỒNG”

Được sự đồng ý của:

- Cục phòng, chống HIV/AIDS;

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội - CDC Hà Nội

- Tổ chức Y tế Toàn cầu - PATH

Phòng khám Đa khoa Biển Việt tổ chức chương trình ra mắt cấp phát thuốc PrEP HIV miễn phí.

Trong thời gian tổ chức sự kiện khách mời sẽ được miễn phí: Khám bệnh, tư vấn, xét nghiệm và cấp phát thuốc PrEP (thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV).

Thời gian: 16h00 ngày 24/08/2019.

Địa điểm: Phòng khám Đa khoa Biển Việt.

Số nhà 18, Tổng cục V, Bộ công an, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.

Điện Thoại: 0243.542.0311/ 0912.075.641

PrEP – Một công cụ mới ngăn ngừa lây nhiễm HIV hiệu quả đến hơn 90%

PrEP (Pre-Exposure Prophylaxis) là một chiến lược điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV đối với những người có HIV (-), giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm  tới 90%. PrEP được WHO khuyến cáo nên sử dụng đối với những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.

Dưới đây là một vài thông tin cơ bản khi sử dụng PrEP, mời các bạn đón đọc:

PrEP là gì mà có thể ngăn ngừa lây nhiễm HIV hiệu quả 90%

PrEP được viết tắt của cụm từ Pre-Exposure Prophylaxis – điều trị dự phòng trước phơi nhiễm, trong đó các cá nhân chưa bị nhiễm HIV (HIV âm tính) và những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. PrEP giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV trong cơ thể bằng cách ngăn cản sự phát triển chất xúc tác sinh học (enzim) là chất mà HIV dùng để tạo ra các bản sao virus mới. PrEP là sự kết hợp của 2 loại dược phẩm TENOFOVIR DISOPROXIL FUMARATE (TDF) 300mg và EMTRICITABINE (FTC) 200mg trong một viên nén với liều dùng mỗi ngày một viên.

Dùng PrEP hiệu quả với ai?

PrEP được chứng minh rất Hiệu Quả với ba nhóm đối tượng

  • Nam trong nhóm MSM (nam QHTD đồng giới), các bạn TGW (chuyển giới nữ)
  • Người tiêm chích ma túy
  • Các cặp dị nhiễm (vợ/ chồng/ bạn tình  chưa điều trị ART đủ 6 tháng hoặc có những bạn tình khác ngoài bạn tình có HIV)

Cùng với việc tuân thủ tốt và kết hợp các biện pháp dự phòng HIV khác để đạt hiệu quả sử dụng PrEP cao nhất!

Tại sao nên dùng PrEP?

Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng PrEP rất có hiệu quả trong việc phòng ngừa lây nhiễm HIV. Trên thực tế chưa có trường hợp MSM nào trên thế giới bị nhiễm HIV trong khi đang sử dụng PrEP. Việc lây nhiễm HIV chỉ thường xảy ra nếu MSM ngưng sử dụng PrEP hoặc nếu họ không sử dụng nó đều đặn theo hướng dẫn sử dụng của các bác sĩ.

Theo kết quả của nghiên cứu iPrEx, trong đó 2499 MSM và TGW đã tham gia. Những người sử dụng PrEP hàng ngày đạt được tỉ lệ bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV lên tới 99%.

PrEP được dung nạp tốt, hiếm khi phải ngừng thuốc do tác dụng phụ được kiểm chứng trong một thử nghiệm lâm sàng iPrEx với nhóm 2499 MSM tham gia.

Tuy nhiên theo một số nghiên cứu ghi nhận có giảm chức năng thận và giảm mật độ xương ở những người dùng PrEP vì thế sử dụng PrEP chống chỉ định với những người:

  • Dị ứng hoặc không dung nạp với TDF (Tenofovir Disoprovi Fumarate) hoặc FTC (Emtricitabine): những trường hợp này không phổ biến
  • Nhiễm HIV: sẽ có nguy cơ xảy ra kháng thuốc cao
  • Nghi ngờ nhiễm HIV cấp tính: là các trường hợp xét nghiệm kháng thể HIV có thể cho kết quả âm tính trong giai đoạn cửa sổ
  • Chức năng thận không bình thường: eGFR< 60ml/min

PrEP nên uống hàng ngày hay uống không liên tục?

PrEP uống hàng ngày đã chứng minh hiệu lực >95% với nhóm MSM trong một sổ thử nghiệm lâm sàng với sự tham gia của vài nghìn người.

Tất cả hướng dẫn của Việt Nam, WHO, Hoa Kì đều khuyến cáo sử dụng PrEP hàng ngày như một chương trình dự phòng tổng hợp cho những nhóm nguy cơ cao.

Nhưng nếu sử dụng PrEP theo nhu cầu hoặc không liên tục thì có thể sử dụng trong những thời kì có nguy cơ cao. Dù chưa có hướng dẫn kĩ thuật và hướng dẫn Quốc gia của Việt Nam về việc sử dụng PrEP không liên tục, mà mới chỉ có một nghiên cứu trong 400 MSM, khuyến cáo không áp dụng với phụ nữ và người chuyển giới. Ngoài ra sử dụng PrEP uống không liên tục có thể không hiệu quả bằng PrEP uống hàng ngày nhưng “ dù có ít PrEP” cũng còn tốt hơn là “không có PrEP”.

Một vài lưu ý khi sử dụng PrEP

  • PrEP chỉ là một phần trong chiến lược dự phòng tổng thể HIV
  • PrEP cần có thời gian để đạt được hiệu quả bảo vệ tối đa vì vậy cần sử dụng bao cao su đúng cách khi QHTD:

+ PrEP sẽ đạt hiệu quả bảo vệ tối đa sau 7 liều dùng đối với nhóm MSM

+ PrEP sẽ đạt hiệu quả bảo vệ tối đa sau 12 liều dùng đối với nhóm phụ nữ

  • PrEP không phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác ngoài HIV, vì vậy vẫn cần sử dụng bao cao su và chất bôi trơn trong các lần QHTD
  • PrEP nên uống hàng ngày và theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Phản ứng phụ khi dùng PrEP đó là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt nhẹ và sẽ hết trong 1-2 tuần. Nếu kéo dài, nên gọi điện hoặc đến gặp bác sĩ ngay để được khám và tư vấn.

Phòng khám Đa khoa Biển Việt – địa chỉ tư vấn, cấp phát miễn phí thuốc PrEP và điều trị HIV uy tín tại Hà Nội

Cần tư vấn về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là bệnh HIV/AIDS, xin vui lòng liên hệ theo đường dây nóng: 0812217575/ 0912075641.

PrEP HIV - Vì Sức Khỏe Cộng Đồng
Hotline0812217575