Da của thai nhi 15 tuần vẫn còn rất mỏng, và nếu được nhìn trực tiếp, chúng ta có thể thấy toàn bộ những gì hiện diện bên trong cơ thể của thai nhi qua làn da ấy, đặc biệt là hệ thống mạch máu phức tạp đang dần hình thành.
Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 15
1. Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 15
Ngay sau khi trứng được thụ tinh bởi tinh trùng, một quá trình phức tạp nhưng có thể dự đoán được diễn ra để hình thành nên một em bé. Sự thụ tinh thường diễn ra vào thời điểm sau hai tuần kể từ khi kỳ kinh cuối bắt đầu. Theo quy ước, ngày dự sinh sẽ được tính sau 40 tuần kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối, có nghĩa là thời gian của kỳ kinh cũng được tính vào thời gian mang thai, dù trên thực tế sự thụ tinh có thể còn chưa xảy ra!
Sự phát triển của thai nhi 15 tuần (tương đương 13 tuần sau thụ tinh) diễn ra rất nhanh và mạnh. Tổng thể, ngoại hình của thai nhi dần dần trở nên giống với hình ảnh của một em bé thu nhỏ. Xương tiếp tục phát triển hơn nữa, và sẽ có thể nhìn thấy dưới hình ảnh siêu âm sau một khoảng thời gian nữa. Phần da đầu có tóc của thai nhi cũng bắt đầu hình thành. Cơ của thai nhi khỏe hơn, giúp thai nhi có thể di chuyển tay chân, nắm bàn tay, quắp ngón chân và biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt. Tuy nhiên vì kích thước của thai nhi 15 tuần còn nhỏ, do đó thai phụ không thể cảm nhận được các hoạt động của thai nhi diễn ra trong tử cung (nghĩa là chưa xuất hiện dấu hiệu thai máy).
2. Sự thay đổi của thai phụ khi mang thai ở tuần thứ 15
- Trào ngược dạ dày: Cơ thể sẽ dần cảm thấy đói hơn nhiều so với trước, do đó dễ dẫn tới ăn quá nhiều thức ăn một lúc, khiến trào ngược dạ dày - thực quản xuất hiện. Để phòng tránh hiện tượng này, hãy ăn làm nhiều bữa ăn trong ngày để tránh hệ tiêu hóa bị quá tải khi ăn một bữa ăn lớn.
- Chóng mặt: Nếu cảm thấy chóng mặt, muốn ngất xỉu, hãy nằm xuống ngay lập tức, hoặc ngồi cúi đầu giữa hai đầu gối. Nếu không thể có chỗ có thể nằm hay ngồi xuống, hãy quỳ xuống và cúi đầu xuống phía trước để tránh ngất xỉu và có thể bị thương nếu ngã.
- Thường xuyên đau đầu: Nội tiết tố, mệt mỏi, căng thẳng,... tất cả đều có thể gây ra đau đầu. Để giảm đau, hãy thử ngồi ở nơi tối, yên tĩnh.
- Bộ não khi mang thai: Không thể nhớ những việc bình thường, hay quên đồ vật,... đó chính là sự ảnh hưởng lên não bộ khi mang thai. Hãy sử dụng bất kỳ thứ gì có thể (như giấy ghi chú, điện thoại, máy tính bảng,...) để giúp sắp xếp mọi việc và tránh quên những điều quan trọng.
Phòng khám đa khoa Biển Việt mang đến Chương trình siêu âm thai trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện.
- Sản phụ sẽ được tư vấn và kiểm tra sức khỏe dưới sự theo dõi sát sao của các Bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn, giúp các bà mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cũng như giảm thiểu những biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và con.
- Khách hàng có thể trực tiếp phòng khám đa khoa Biển Việt để thăm khám hoặc liên hệ hotline TẠI ĐÂY để được hỗ trợ.
Bài viết tham khảo nguồn: Mayoclinic.org, Webmd.com, Babycenter.com, Whattoexpect.com.