ARV (Anti Retrovirus) : Là một loại thuốc được chế ra nhằm làm giảm sự sinh sôi nảy nở của virus HIV trong cơ thể. Nếu điều trị ARV hiệu quả thì có thể làm chậm tự tiến triển hoàn toàn của AIDS trong nhiều năm, làm giảm nguy cơ lây truyền và làm tăng chất lượng sống của người nhiễm HIV/AIDS.
1. Phơi nhiễm HIV (PEP)?
1.1/ Phơi nhiễm HIV (PEP): Là giai đoạn khi mới tiếp xúc với nguồn lây bệnh, có nguy cơ bị nhiễm bệnh HIV như:
- Quan hệ tình dục không an toàn: Qua hậu môn hoặc âm đạo không sử dụng bao cao su, bằng miệng không dùng dụng cụ phòng ngừa (bảo vệ răng miệng) với người bị nhiễm HIV, bị cưỡng dâm...
- Dùng chung kim tiêm hoặc chung dụng cụ nếu chích ma túy.
- Những người làm trong ngành nghề có thể tiếp xúc với nguồn lây bệnh như công an, nhân viên y tế...
- Bị Máu hay chất dịch của cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương trên cơ thể hoặc bắn vào niêm mạc như mắt, mũi, họng...
Làm gì khi bị phơi nhiễm với HIV?
- Nếu cơ thể bị các vết thương chảy máu, cần rửa ngay vết thương dưới vòi nước, để vết thương chảy máu trong thời gian ngắn sau đó sửa kỹ bằng xà phòng, sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn trong thời gian ít nhất là 5 phút.
- Nếu phơi nhiễm qua tiếp xúc niêm mạc mắt: Rửa bằng nước cất hoặc nước muối NaCL 0,9% liên tục trong vòng 5 phút.
- Qua niêm mạc miệng, mũi: Rửa bằng nước cất hoặc nước muối NaCL 0,9% và súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9% nhiều lần.
- Liên hệ tới cơ sở y tế để được điều trị chống phơi nhiễm. Dùng thuốc ngay sau khi tiếp xúc rất quan trong vì có thể ngăn ngừa nhiễm virus HIV. Thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm ngày được cải tiến với tỷ lệ thành công lên đến 95-99%. Hiệu quả của điều trị sẽ cao nhất trong vài giờ đầu sau khi phơi nhiễm, giảm dần theo thời gian và có thể không có hiệu quả sau mốc 72 giờ tính từ lúc phơi nhiễm.
- Không phải cứ phơi nhiễm với HIV (có tiếp xúc qua đường tình dục, đường máu với người nhiễm HIV) là sẽ bị HIV. Nên trong giai đoạn này cần liên hệ để được sử dụng thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm để giảm nguy cơ mắc nhiễm HIV mạn tính.
2/ Khái niệm ARV là gì? Các lưu ý khi sử dụng ARV :
2.1/ ARV (Anti Retrovirus): Là một loại thuốc được chế ra nhằm làm giảm sự sinh sôi nảy nở của virus HIV trong cơ thể. Nếu điều trị ARV hiệu quả thì có thể làm chậm tự tiến triển hoàn toàn của AIDS trong nhiều năm, làm giảm nguy cơ lây truyền và làm tăng chất lượng sống của người nhiễm HIV/AIDS.
2.2/ Tác dụng của ARV:
- Ức chế sự nhân lên của virus HIV và kìm hãm lượng virus trong máu ở mức thấp nhất. Thuốc ARV không chữa khỏi hoàn toàn bệnh HIV.
- Phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc và tử vong doc các bệnh nhiễm trùng cơ hội ở bệnh nhân nhiễm HIV.
- Cải thiện chất lượng sống và tăng thời gian sống cho người bệnh.
- Ngăn cản sự tiến triển HIV sang AIDS ở bệnh nhân nhiễm HIV.
- Trước đây HIV được xem là án tử. Hiện nay thuốc ARV có thể giúp người bệnh sống thêm 30- 50 năm kể từ ngày điều trị.
2.3/ Những điều cần biết khi điều trị HIV bằng ARV
Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, thuốc kháng vi rút ARV phải điều trị suốt đời, không sử dụng một thuốc hoặc hai thuốc mà phải kết hợp từ 3 thuốc trở lên mới có tác dụng ức chế phát triển virus HIV lâu dài, tránh được hiện tượng virus HIV kháng lại thuốc.
- Phải uống thuốc đều đặn hàng ngày, đúng giờ và thực hiện chế độ ăn phù hợp với từng loại thuốc được sử dụng, tránh ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc.
- Không sử dụng rượu bia cùng với thuốc tránh xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt làm tăng nguy cơ gây độc tính đối với gan và thận.
- Uống đúng loại thuốc, uống đúng liều lượng thuốc, uống đúng thời gian, uống đều đặn hàng ngày được gọi là tuân thủ điều trị tốt.
- Tiếp cận sớm với điều trị ARV, sử dụng phác đồ đúng và tuân thủ điều trị tốt sẽ đảm bảo sự thành công, đem lại sức khỏe tốt cho bệnh nhân.
- Tiếp cận sớm với điều trị bằng thuốc ARV giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục lại hệ thống miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh, đem lại tình trạng sức khỏe tốt cho bệnh nhân.
- Bên cạnh đó, chỉ với theo dõi điều trị đều đặn và tuân thủ điều trị tốt mới đảm bảo hiệu quả điều trị lâu dài, tránh thất bại điều trị, tránh xuất hiện virus HIV kháng thuốc.
- Trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc kháng vi rút ARV, cần phải luôn thực hiện phòng tránh lây nhiễm HIV cho cộng đồng bằng việc không sử dụng chung bơm kim tiêm và luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tác phong làm việc khoa học, tập thể dục thể thao, tham gia các hoạt động xã hội… sẽ đem lại sức khỏe tốt cho bệnh nhân.
- Thực hiện tốt lịch hẹn tái khám của bác sỹ. Cần giữ liên lạc thường xuyên với thầy thuốc trực tiếp theo dõi điều trị cho mình để thông báo kịp thời những diễn biến bất thường có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc, đảm bảo được thăm khám kịp thời và xử lý đúng đắn, đảm bảo hiệu quả điều trị.
2.4/.Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc ARV
- Rất hay gặp: Chóng mặt, buồn nôn, phát ban, mất ngủ, nhức đầu (xem thêm khi sử dụng thuốc).
- Mệt mỏi: Cố gắng sắp xếp thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn,tạm thời giảm làm việc nặng nhọc nếu cần thiết.
- Buồn nôn và nôn: Chia thành các bữa ăn nhỏ và tránh ăn đồ cay.
- Tiêu chảy: Uống nhiều nước hoặc thức uống dinh dưỡng để bù lại lượng dịch đã mất. Không ăn thực phẩm sống, ngũ cốc nguyên hạt và đồ cay. Nên ăn chế độ ăn lành mạnh tới khi bạn thấy khỏe hơn.
- Ngứa: Tránh dùng các sản phẩm có mùi hương. Mặc quần áo có chất liệu mềm mại, tự nhiên như cotton, linen.
- Các tác dụng phụ thường gặp khác có thể bao gồm đau đầu, sốt, đau cơ và chóng mặt. Hãy hỏi bác sĩ của bạn để xin ý kiến về việc sử dụng các thuốc giảm đau OTC để làm giảm các tác dụng phụ này.
*Các tác dụng phụ trên thường sẽ tự hết trong vòng vài tuần.
3. Mua thuốc ARV ở đâu?
Thuốc ARV thường có nhiều tác dụng phụ, do vậy cần có sự tư vấn của chuyên viên y tế trước khi sử dụng. Trước khi uống thuốc cần có xét nghiệm HIV, Gan, Thận, ..
Để chi tiết hơn về thuốc ARV cũng như về điều trị HIV, điều trị trước phơi nhiễm và sau phơi nhiễm HIV, các bạn vui lòng liên hệ với tổng đài của phòng khám: 0812217575/ 0912075641/ 02435420311.
Đặt thuốc online tại: https://duocphamdatviet.com/eltvir-thuoc-dieu-tri-phoi-nhiem-hiv
Địa chỉ phòng khám: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội (Gần Bệnh viên Quân đội 103 Hà Đông).