Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

Viêm gan B nên ăn gì và không nên ăn gì

Người mắc bệnh viêm gan B thường có cảm giác chán ăn, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Vậy làm cách nào để bệnh nhân tuy ăn ít nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh trong quá trình điều trị và phục hồi chức năng gan.

Bệnh viêm gan B là một căn bệnh tấn công lá gan. Bệnh do siêu vi viêm gan B (HBV) gây nên.

Bệnh viêm gan B ở nhiều thể khác nhau như: Thể cấp, mạn, hay thể kéo dài. Tùy theo mỗi thể, bệnh có nhưng biểu hiện và đặc trưng riêng, nhưng đều có chung biểu hiện sốt nhẹ, cảm giác rất mệt mỏi, không muốn ăn uống, nguyên nhân có thể do rối loạn tiêu hóa, khi nạp đồ ăn cơ thể cảm thấy khó tiêu, tiêu ngoài phân lỏng, nát.

Sau đây,  Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Thị Bích (bác sĩ chuyên khoa gan) sẽ hướng dẫn bệnh nhân viêm gan B chế độ ăn uống, sinh hoạt để có sức khỏe tốt nhất.

Xem thêm: 

Tuần xét nghiệm sàng lọc viêm gan B miễn phí

Phòng khám đa khoa Biển Việt địa chỉ điều trị viêm gan B uy tín hàng đầu tại Hà Nội

Giải pháp đột phá trong theo dõi, đánh giá hiệu quả điều trị trên bệnh nhân viêm gan B mạn

Viêm gan B những điều bạn chưa biết

Chế độ ăn uống khoa học cho bệnh nhân viêm gan B

1. Đối với bệnh nhân viêm gan b cấp

Nguyên tắc nhu cầu dinh dưỡng bữa ăn về năng lượng là 25Kcal/kg cân nặng, protid 0,4-0,6 gam/kg cân nặng/ngày, Lipid từ 10-15% tổng số năng lượng, ăn từ 6-8 bữa/ngày. Trong đó cụ thể về cơ cấu bữa ăn, năng lượng cần 1.300-1.400 Kcal/ngày, lượng protid từ 20-30 gam, Lipid từ 15-20 gam, glucid 250-280 gam, nước từ 2-2,5 lít.

2. Đối với bệnh nhân viêm gan b mạn tính

nhu cầu dinh dưỡng sẽ cao hơn. Cụ thể là 35Kcal/kg cân nặng/ngày, protid 1-1,5 gam/kg cân nặng/ngày, Lipid từ 15-20% tổng số năng lượng, ăn từ 3-4 bữa/ngày. Về cơ cấu khẩu phần: năng lượng cần từ 1.800-2.000 Kcal/ngày, lượng protid từ 50-75 gam, Lipid từ 30-40 gam, glucid 310-340 gam, nước từ 1,5-2,0 lít.

Thực phẩm nên/ không nên ăn dành cho người bệnh viêm gan B

Để cung cấp đầy đủ dưỡng chất tốt cho sức khỏe, bệnh nhân viêm gan B nên ăn các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu chất đạm như: Cá, thịt, trứng, sữa;
  • Thực phẩm chứa đường và vitamin như: hoa quả tươi, sữa chua;
  • Thực phẩm dễ tiêu, tốt cho đường tiêu hóa;
  • Hàng ngày nên bổ sung các loại rau, củ, quả giàu vitamin như: Bầu, bí, cà chua, cải bắp, nơ, đậu Hà Lan, cam, xoài, …
  • Các thực phẩm như bột mỳ, gạo tẻ, đậu tương, đậu đen, đậu xanh, ....Và nên được cung cấp đầy đủ trong các bữa ăn để duy trì năng lượng cần thiết cho cơ thể

Ngoài những đồ ăn cần bổ sung hàng ngày, bên cạnh đó bệnh nhân viêm gan B không nên ăn một số thực phẩm sau:

  • Thực phẩm nhiều mỡ như các món chiên, xào, quay, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, …
  • Tuyệt đối không được dùng rượu bia, chất kích thích bởi những chất đó gây hại trực tiếp đến gan.
  • Không nên ăn quá nhiều thực phẩm quá bổ dưỡng, lượng đạm nhiều và có tính nóng như: Thịt dê, baba, thịt chó, …
  • Hạn chế ăn gan, vì lúc này gan của người bệnh sẽ chuyển hóa kém, tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ trầm trọng hơn.
  • Không nên ăn nhiều thực phẩm quá nhiều đường, giàu chất ngọt. Vì gan bệnh nhân yếu không chuyển hóa hết được, lượng đường tồn đọng làm tăng đường huyết, có thể dấn đến đái tháo đường.
  • Hạn chế ăn các loại hạt có nhiều chất béo như lạc, dừa, hạt điều, hướng dương... gây cản trở chuyển hóa chất béo là tích mỡ ở gan, ảnh hưởng nặng thêm đến chức năng gan
  • Hạn chế các món ăn cay, dễ kích thích như ớt, hồ tiêu, tỏi, gừng, hành, cari...
  • Không ăn đồ quá mặn, thực phẩm chứa độc tố nư măng tươi, sắn tươi, khoai mì, cà chua xanh, khoai tây mọc mầm...
  • Những loại cá biển chứa chất làm đông máu như cá thu, cá ngừ.., có thể khiến người bị viêm gan B bị xuất huyết
  • Không ăn các món hải sản tươi sống làm gỏi, nấu chưa chín
  • Lưu ý với các chất phụ gia trong thực phẩm như hàn the, muối diêm, chất tẩy màu, chất làm trắng trong bánh tráng, bún, phở,...

Một số lưu ý khi phát hiện người bệnh viêm gan B bị chướng bụng thì nên ngừng uống sữa bò, ăn đường cũng như muối ăn. Người bệnh xuất hiện các hiện tượng phù thũng, Chướng bụng, người bệnh cần giảm ngay lượng đường trong chế độ ăn, cũng như có cải thiện thực đơn và thay đổi cách chế biến hạn chế đường một cách tối đa. Khi phát hiện hiện tượng thủy thũng, công năng thận, người bệnh cần hạn chế ăn muối, không dùng quá 4g muỗi mỗi ngày, uống nhiều nước để bù vào lượng nước mất đi.

Khi tình trạng viêm gan B của bạn trở nên nặng, bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào tình hình để định hướng điều trị thích hợp

Tuy nhiên, nếu tuân thủ chế độ ăn như trên, người bệnh viêm gan B sẽ có một sức khỏe tốt. Với chế độ ăn không quá phức tạp so với người thường, tuy nhiên nếu chú ý hơn vào chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm gan B thì sẽ hạn chế tối đa tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Trái lại, kiêng được những thực phẩm không tốt cho bệnh viêm gan B, người bệnh sẽ ổn định sức khỏe hơn với bệnh viêm gan B.

Viêm gan B nên ăn gì và không nên ăn gì
Hotline0812217575