Tôi cần phải làm gì khi ở nhà?
Tôi có thể quan hệ tình dục không?
Tôi còn có thể có con không?
Tôi có thể đi du lịch ở nước ngoài không?
Trên đây là những câu hỏi phòng khám đa khoa Biển Việt thường xuyên nhận được từ các bệnh nhân nhiễm HIV.
Cùng lắng nghe lời tư vấn từ Bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm phòng khám đa khoa Biển Việt chia sẻ.
Xem thêm: Tư vấn, khám phơi nhiễm và điều trị HIV
1. Tôi cần và nên làm gì khi ở nhà?
Bệnh nhân HIV và những người xung quanh đều có tâm lý chung: Luôn lo lắng về chuyện lây truyền bệnh cho những người thân trong gia đình, nhất là đối với trẻ em.
Theo bác sĩ : Trước tiên phải khẳng định rằng đường lây nhiễm HIV là qua đường máu, quan hệ tình dục và truyền từ mẹ sang con. Do vậy không dễ lây như các loại vi rút khác như vi rút cúm, vi rút viêm gan A,... Nên người bệnh hoàn toàn có thể sinh hoạt bình thường cùng với người thân trong gia đình. Tuy nhiên có 2 lưu ý bác sĩ Bích nhắc tới:
Thứ nhất: là nguy cơ lây nhiễm HIV: Hiểu rõ cách thức lây nhiễm để phòng tránh và có 1 cuộc sống tự do thoải mái không lo lắng. Với người nhiễm HIV bạn có thể ôm hôn thể hiện tình cảm, chơi đùa, ăn uống, ngủ chung giường, dùng chung đồ gia dụng như chén bát, ly tách, thìa, đũa, khăn,... đều không thể lây nhiễm. Người bệnh cần lưu ý tránh để máu của mình tiếp xúc với mọi người, quản lý riêng các vật dụng sắc nhọn như dao cạo râu, bấm móng tay, ... phụ nữ mang thai nhiễm HIV cần được theo dõi và điều trị sớm tại cơ sở y tế.
Vấn đề thứ 2: cần quan tâm là khi người nhiễm HIV có tình trạng nhiễm trùng cơ hội: Lao, viêm phổi, bệnh da liễu, bệnh lây truyền tình dục như giang mai, lậu,... thì cần hạn chế tiếp xúc để phòng lây nhiễm cho người xung quanh và cần sớm điều trị ổn định.
Ngoài ra người nhiễm HIV cần chú ý nguy cơ lây nhiễm từ những người xung quanh vì hệ miễn dịch của họ yếu. Cần tránh tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh lây nhiễm như cúm, thuỷ đậu,... Với những điều tưởng chừng đơn giản này lại có thể đưa đến những hậu quả trầm trọng có sức khỏe của người bệnh.
2. Tôi có thể quan hệ tình dục với người khác không?
Với bệnh nhân nhiễm HIV bạn vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường. Tuy nhiên bạn cần có một số lưu ý trong đời sống tình dục như sau:
- Bạn phải áp dụng biện pháp an toàn tình dục để bảo vệ bạn tình của mình.
An toàn tình dục có nghĩa là bạn phải dùng bao cao su, miếng chắn (dams) và dầu bôi dạng nước mỗi khi quan hệ. Bao cao su có tác dụng tạo nên một rào cản để ngăn HIV trong máu, tinh dịch, hay chất nhờn âm hộ đi vào máu.
- Nguy cơ cao lây nhiễm bệnh HIV khi giao hợp qua hậu môn do cách thức này dễ gây sang chấn khi quan hệ. Dùng bao cao su và miếng chắn là cách an toàn nhất khi bạn giao hợp qua đường miệng.
- Hôn hít, ôm nhau, thủ dâm hoặc xoa bóp cho nhau cũng phương pháp an toàn.
Với trường hợp bạn quan hệ tình dục không an toàn, người bạn tình của bạn sẽ có thể bị lây nhiễm HIV. Vậy nên trước khi quan hệ tình dục, bạn nên cho bạn tình biết về bệnh tình để 2 người cùng có cách phòng chống an toàn.
Nếu người bạn tình của bạn cũng đã nhiễm HIV, hai người có thể đồng ý không áp dụng phương pháp tình dục an toàn. Tuy nhiên, không biết chắc những nguy hại gì có thể có từ việc tái lây nhiễm HIV, hay lan truyền chủng kháng thuốc,... Bạn có thể nói chuyện với Bác sĩ, nhưng bạn và bạn tình của bạn sẽ là người quyết định sau cùng.
Nên nhớ, quan hệ tình dục gồm bạn và người bạn tình, cả hai có trách nhiệm về việc an toàn tình dục.
3. Bị nhiễm HIV, tôi có thể có con không?
Dù bị nhiễm HIV, bạn vẫn có thể có con.
Tại Úc, những bệnh nhân nhiễm HIV vẫn có thể sinh ra những em bé khỏe mạnh.
Nếu như bệnh nhân nhiễm HIV muốn có con hoặc đang mang bầu, hãy tới gặp Bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn bạn những điều cần biết về việc mang thai khi nhiễm HIV.
Nếu được chăm sóc sức khỏe tốt, bạn sẽ có cơ hội tốt nhất để sinh ra một em bé khỏe mạnh. Tại nước Úc cũng như tại Việt Nam, rất hiếm có trường hợp bà mẹ đang được chữa HIV lại truyền bệnh cho em bé.
4. Tôi có thể đi du lịch ở nước ngoài không?
Được chứ, nhưng bạn cần lưu ý đến một số việc khi chuẩn bị đi nước ngoài vì bạn có thể tiếp xúc với những bệnh mới, lạ. Cẩn thận để tránh những bệnh này là điều rất quan trọng.
Báo cho bác sĩ biết về dự tính của bạn. Bác sĩ có thể giúp bạn lên kế hoạch cho nhu cầu sức khỏe của bạn hoặc cho trong trường hợp khẩn cấp.
- Liên lạc Hội Đồng AIDS để biết thêm thông tin về những dịch vụ bạn có thể cần tại những quốc gia bạn dự định đến thăm.
- Nếu bạn đang được điều trị hoặc đang dùng những thuốc khác, nên chắc chắn là bạn có đủ thuốc để dùng trong suốt thời gian đi du lịch. Ở một số quốc gia, thuốc chữa trị HIV không có sẵn hoặc rất đắt. Tìm hiểu xem bạn phải làm gì nếu bạn làm mất thuốc hoặc thuốc bị hỏng.
- Hỏi bác sĩ nếu bạn cần tiêm vắc xin. Một số thuốc chủng vắc xin những người nhiễm HIV nên tránh như sốt rét, trong khi đó vắc xin viêm gan A hoặc B được khuyến khích. Ngoài ra việc tiêm vắc xin còn phụ thuộc và tình trạng miễn dịch của bệnh nhân.
- Nên lưu ý tại một số quốc gia thực phẩm và nước uống không tinh khiết hoặc sạch sẽ, bạn có thể bị bệnh về đường tiêu hoá hoặc bị một số bệnh khác.
- Phải biết chắc quốc gia bạn sắp đến không ngăn cấm những người nhiễm HIV đến thăm cũng như cho phép bạn đem thuốc trị HIV (ARV) vào.
- Đem theo bao cao su, miếng chắn và dầu bôi trơn. Một số quốc gia không có bán những thứ này.
Trên đây là một số những giải đáp của Bác sĩ , để được tư vấn rõ hơn về HIV/AIDS Quý khách hàng vui lòng liên hệ theo số 0912075641
Chú ý:
Khách hàng cần tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV trong 72 giờ đầu, hoặc điều trị HIV bằng thuốc ARV, xin mời liên hệ phòng khám đa khoa Biển Việt theo số hotline 0812217575
Miễn phí tư vấn, khám trực tiếp tại phòng khám đa khoa Biển Việt. Cam kết mọi thông tin của khách hàng được bảo mật tuyệt đối.
Địa chỉ duy nhất: Số nhà 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.