Bài Viết theo nguồn của báo thanhnien.vn
Lập 'phố nhạy cảm': Những cô gái bán dâm, nhiễm HIV lên tiếng
Đề xuất lập “phố nhạy cảm” để công tác quản lý, phòng chống tệ nạn đang thu hút nhiều ý kiến. Trong đó, có cả những phát biểu thẳng thắn từ chính những "người trong cuộc", các cô gái từng hành nghề mại dâm, bị nhiễm HIV.
Theo các cô gái bán dâm này, nếu có khu quản lý, kiểm soát thì ắt hẳn họ đã không rơi vào tình trạng như hiện nay.
Không biết lây HIV cho bao nhiêu người
Gặp Ngô Thị M.L (36 tuổi, quê Vĩnh Long), cô gái từng hơn 10 năm làm nghề mại dâm, hiện cô đã bị nhiễm HIV gần 10 năm. Những câu chuyện về "nghề" của M.L hiện ra khiến người nghe không khỏi rùng mình.
M.L cho biết năm 17 tuổi, cô đã bước chân vào con đường mại dâm. Từng làm ở rất nhiều nơi như quán karaoke ôm, quán bar, vũ trường, mỗi ngày M.L có thể đi với rất nhiều khách. Khách hàng của M.L cũng đủ thành phần, từ sinh viên cho đến nhiều đại gia.
Năm 2000, M.L lấy chồng rồi sinh con gái. Tuy có chồng con, nhưng M.L vẫn tiếp tục hành nghề, bởi công việc này đem lại thu nhập khá cao. Tuy nhiên, lúc này M.L chủ yếu chỉ đi với khách quen.
Năm 2007, chồng M.L bỗng nhiên xuất hiện nhiều hạch ở cổ, đi xét nghiệm thì cho kết quả dương tính HIV. Lo sợ, M.L cũng xét nghiệm và cũng cho ra kết qua dương tính. "Em không biết là em lây cho chồng hay chồng lây cho em nữa, nhưng có lẽ là từ em. Mà cũng chẳng biết đã bị nhiễm lâu chưa?",
M.L nói. Thời đó, cũng có ít thông tin về căn bệnh này nên M.L cũng chưa bao giờ biết sử dụng bao cao su (BCS). M.L cũng không nhớ là đã từng quan hệ với bao nhiêu người và có thể đã lây truyền cho bao nhiêu người nữa.
Biết mình bị nhiễm HIV, tuyệt vọng, M.L tiếp tục trượt dài xuống vũng lầy, hễ có khách gọi, M.L lại tiếp tục đi. Tuy nhiên, sau thời gian tìm hiểu, đến năm 2009, M.L quyết định bắt đầu sử dụng BCS.
"Nhưng hễ ai yêu cầu không dùng là em cũng đồng ý chứ không dám nói mình đã bị nhiễm HIV", M.L kể.
M.L nhớ lại, khi ấy, M.L có một khách "ruột" là một người có vị trí xã hội cao. Chưa bao giờ người khách này sử dụng BCS khi quan hệ với M.L. Thời gian sau, M.L phát hiện trên lưng vị khách có những vết lở giống như dời leo. Lo sợ mình đã lây nhiễm cho vị khách nên từ đó, M.L đã cắt đứt quan hệ với vị khách, xóa số điện thoại rồi từ đó đến nay cũng không gặp lại.
“Bây giờ nói thật, em cũng chẳng biết số phận người ấy ra sao nữa”, M.L tâm sự.
Một lần khác, M.L quyết định nói với một khách quen khác (là một doanh nhân) rằng mình đã bị nhiễm HIV và yêu cầu người này nên đi xét nghiệm để khỏi ảnh hưởng đến vợ con. Người khách này không những không tin mà còn đùa rằng: "Kệ, thua thì chung thôi chứ có sao đâu, nhìn em vậy mà si đa sao được!", rồi nhất quyết không chịu đi xét nghiệm cũng không chịu dùng BCS.
Thật sự, nếu bình thường gặp M.L mà không được chính M.L thừa nhận, không ai có thể nghĩ một cô gái tuy đã gần 40 tuổi nhưng vẫn xinh xắn, trẻ trung, làn da trắng trẻo này lại bị nhiễm HIV đã gần 10 năm.
M.L cho biết sau khi thuyết phục không được, M.L đã từ chối tiếp tục quan hệ với người khách này. Rồi sau đó, M.L đã quyết tâm bỏ nghề, tham gia vào các tổ chức thiện nguyện, giúp đỡ các cô gái làm nghề mại dâm bị nhiễm HIV như mình.
Điều đó cũng có nghĩa là suốt 6 năm nay, T. có thể đã truyền HIV cho biết bao người. Đến nay, dù T. đã sinh con nhưng vẫn tiếp tục hành nghề, ban ngày thì T. ở nhà giữ con, tối đến thì gửi con và đi khách. Mỗi tháng, T. vẫn lãnh thuốc điều trị ARV đều đặn nhưng còn việc có chịu dùng BCS hay không thì chỉ có T. mới biết được.
M.L kể lại
Trong thời gian tham gia tổ chức thiện nguyện, M.L đã gặp không biết bao nhiêu cô gái làm nghề mại dâm bị nhiễm HIV, từ gái đứng đường, làm tại công viên cho đến những cô làm ở những nơi sang trọng hơn như vũ trường, quán bar...
Một người mà M.L nhớ nhất là T., một gái bán dâm tại công viên Văn Lang (Q.5, TP.HCM). Theo lời kể của M.L, trong thời gian 6 năm làm nghề, T. rất ít khi dùng BCS. Cách đây hơn 1 năm, T. phát hiện mình mang thai, tác giả là một trong những vị khách của chính cô.
M.L kể những câu chuyện của mình với phóng viên - Ảnh: Sơn Hải)
Sau nhiều ngày suy nghĩ, T. quyết định giữ thai và sinh con. Lúc gần sanh, T. đi xét nghiệm và hết sức bất ngờ khi phát hiện mình đã nhiễm HIV.
“Điều đó cũng có nghĩa là suốt 6 năm nay, T. có thể đã truyền HIV cho biết bao người. Đến nay, dù T. đã sinh con nhưng vẫn tiếp tục hành nghề, ban ngày thì T. ở nhà giữ con, tối đến thì gửi con và đi khách. Mỗi tháng, T. vẫn lãnh thuốc điều trị ARV đều đặn nhưng còn việc có chịu dùng BCS hay không thì chỉ có T. mới biết được”, M.L nói.
Muốn trả thù đời
Những câu chuyện như vậy, đối với những người trong nghề không quá xa lạ.
Chị Trương Thị Hồng Tâm, tác giả cuốn “Hồi ký Tâm si đa”, nhớ lại cách đây vài năm, trong một lần đi tiếp xúc với gái mại dâm, chị gặp Nguyễn Thị U. (25 tuổi, quê Long An), hành nghề tại một công viên ở Q.Gò Vấp.
Chị Tâm mới thuyết phục U. đi xét nghiệm máu, tuy nhiên, U. không đồng ý. Mãi đến khi chị Tâm “dụ” U. đi xét nghiệm viêm gan thì U. mới chịu. Đúng theo dự đoán của chị Tâm, kết quả xét nghiệm máu của U. dương tính với siêu vi B, vừa dương tính với HIV. Thế nhưng khi nhận được kết quả, U. lại tỏ ra khá bình thản.
“Nó còn nói với tôi là bình thường, đời đâu còn gì để mất đâu mà lo”, chị Tâm nhớ lại. Cũng từ đó, U. tỏ ra bất cần đời và hoạt động còn nhiều hơn trước. Bất cứ khách nào, từ già cho đến trẻ, dù trả tiền ít hay nhiều, U. đều đi hết. Nếu khách yêu cầu dùng BCS thì dùng, còn nếu không thì U. cũng kệ.
“U. còn lạnh lùng nói: ai không chịu dùng thì cho chết, ráng chịu”, chị Tâm nói. Sau đó, chị Tâm mới ra sức thuyết phục U. bỏ nghề hoặc nếu tiếp tục nghề phải sử dụng biện pháp an toàn, nhưng U. chỉ khóc: “Em cần tiền, ai cho tiền thì em đi thôi, còn dùng BCS hay không là chuyện của khách”.
Cũng có những lúc U. nói mình bị nhiễm HIV và yêu cầu khách dùng BCS nhưng khách không tin. Một lần, U. tiếp một khách hàng là một sinh viên con nhà giàu, U. cho thanh niên này biết mình đã nhiễm HIV nhưng thanh niên này lại nói: “Nhìn em trẻ đẹp, sạch sẽ như vầy làm sao bị HIV được”.
Thấy U. kiên quyết từ chối thì thanh niên đồng ý dùng BCS nhưng lại lén cắt bỏ phần đầu BCS… Một thời gian sau, chị Tâm cùng U. trở lại công viên nơi U. hành nghề thì tình cờ gặp lại chàng sinh viên kia, chàng sinh viên đã hẹn gặp riêng chị Tâm và thừa nhận mình đã bị nhiễm HIV, đồng thời nhờ chị Tâm tư vấn, hướng dẫn dùng thuốc điều trị…
Về phần U. chị Tâm cho biết đến nay, U. vẫn tiếp tục hành nghề mại dâm. Tuy nhiên, U. vẫn khẳng định: “Nếu khách không chịu dùng BCS mà trả tiền nhiều thì vẫn tiếp, hậu quả khách ráng chịu”.
Theo thống kê của Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM, hiện tại TP.HCM có khoảng 15.000 phụ nữ hành nghề mại dâm. Trong đó, người bán dâm có sử dụng ma túy nhiễm HIV chiếm 16%, còn số người bị nhiễm HIV (không sử dụng ma túy) chiếm 3%. Theo điều tra, chỉ có 62% số người mại dâm cho biết thường xuyên sử dụng BCS khi quan hệ. Hiện có 60 nữ bị nhiễm HIV đang hành nghề mại dâm được điều trị tại Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM. Tuy nhiên, nếu tính theo tiêu chí "người thường xuyên quan hệ với nhiều bạn tình" thì số người đang điều trị HIV là hơn 1.000 người.
(nguồn báo thanhnien)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Biện pháp tốt nhất giúp các bạn làm nghề " Lao động tình dục" không bị lây nhiễm HIV từ khách hàng.
Thuốc PrEP (Thuốc dự phòng trước lây nhiễm HIV)
PrEP là thuốc dự phòng TRƯỚC phơi nhiễm, bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV lên đến hơn 90%. WHO khuyến cáo rằng những người có nguy cơ nhiễm HIV cao nên sử dụng PrEP như một lựa chọn phòng ngừa bổ sung trong chiến lược phòng ngừa toàn diện.
Thước PrEP ( thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV) ai nên dùng?
PrEP được sử dụng cho người chưa tiếp xúc với HIV nhưng khả năng cao sẽ tiếp xúc. Bao gồm một số đối tượng sau:
- Quan hệ tình dục với bạn tình nhiễm HIV, nghi ngờ nhiễm HIV
- Hành nghề mại dâm
- Đồng tính nam (Man sex with man)
PKĐK Biển Việt cấp phát miễn phí thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV - PrEP
Bên cạnh bao cao su, thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV - PrEP là biện pháp dự phòng HIV lây truyền qua đường tình dục lên đến 90%.
PrEP là thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV ở những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao như: người chưa bị nhiễm HIV, nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới nữ và bạn tình âm tính của những người sống chung với HIV.
Sử dụng PrEP giúp bạn bớt lo khi bao cao su rách
Tại Hà Nội, phòng khám đa khoa Biển Việt đã cấp, phát PrEP với giá "0 đồng". Đây là "phao cứu sinh" cho nhóm người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao, đặc biệt người thu nhập thấp, bấp bênh.
Nhiều người, đặc biệt ở những nhóm người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao bày tỏ vui mừng khi tiếp cận, được sử dụng miễn phí PrEP.
Sau khi được các bác sĩ tư vấn và tiến hành các xét nghiệm cần thiết tại Phòng khám đa khoa Biển Việt, khách hàng đủ điều kiện để sử dụng thuốc, sẽ được cấp phát miễn phí thuốc PrEP (30 viên/lọ, uống 1 viên/ngày).
Khách hàng nhận thuốc PrEP miễn phí tại Phòng khám đa khoa Biển Việt
Dịch vụ thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV – PrEP bắt đầu được triển khai tại Phòng khám đa khoa Biển Việt từ tháng 08/2019. Đến nay, đã có hàng trăm khách hàng đã được sử dụng miễn phí PrEP.
Dịch vụ PrEP miễn phí tại phòng khám đa khoa Biển Việt sẽ tăng cường hơn nữa việc tiếp cận dịch vụ dự phòng HIV hiệu quả cho nhiều người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao nhưng không có khả năng chi trả hoàn toàn, cũng như giảm bớt gánh nặng cho những người đang phải chi trả cho điều trị PrEP, giúp họ có thêm động lực để điều trị lâu dài.
Điện thoại 0812217575/ 0912075641/ 02435420311 hỗ trợ tư vấn các dịch vụ:
- Cấp phát miễn phí thuốc PrEP (Thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV0;
- Tư vấn HIV miễn Phí;
- Xét nghiệm HIV;
- Điều trị HIV;
- Điều tri phơi nhiễm HIV trong 72h đầu;
- Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Địa chỉ phòng khám: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.