Đau cổ vai gáy là tình trạng có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất cứ lứa tuổi nào, đặc biệt là những người làm công sở, người lao động nặng, người bị thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa cột sống. Hãy cùng tìm hiểu “Đau vai gáy bấm huyệt nào là tốt nhất?” ngay dưới đây nhé.
1. Một số điều cần biết về chứng đau cổ vai gáy
Theo y học cổ truyền, hội chứng đau vai gáy được gọi là chứng kiên tý. Nguyên nhân chủ yếu là do tấu lý sơ hở, tạo điều kiện cho phong, hàn và thấp xâm nhập, dẫn đến khí huyết kém lưu thông, tổn thương kinh lạc. Từ đó, khiến bạn cảm thấy đau mỏi, co cứng các khớp xương xung quanh vị trí cổ vai gáy, kèm theo một số triệu chứng khác như: tê bì, mất cảm giác hai tay, giảm khả năng vận động, nhạy cảm với lạnh…
Tuy không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng nhưng tình trạng những cơn đau âm ỉ hoặc có thể là dữ dội ở cổ, sau gáy và hai bả vai, hay lan rộng lên thái dương hoặc lan xuống cánh tay, gây nhiều phiền toái trong cuộc sống.
Bấm huyệt đã được đánh giá là một phương pháp hiệu quả giúp làm giảm đau nhức mà không sử dụng thuốc từ ngàn xưa. Phương pháp này hiện vẫn được sử dụng rộng rãi giúp làm giảm đau nhức cơ, xương, khớp…
2. Bấm huyệt có tác động đến vai gáy như thế nào?
Bấm huyệt là liệu pháp có nguồn gốc từ lâu đời, luôn song hành với sự phát triển không ngừng của nền y học cổ truyền. Bấm huyệt được thực hiện bằng cách sử dụng tay (đốt ngón tay, ngón tay, lòng bàn tay, gốc bàn tay, khuỷu tay…) tác động lực vừa đủ lên các huyệt đạo trên cơ thể.
Đối với hội chứng đau vai gáy, bấm huyệt mang lại nhiều tác dụng như sau:
Lưu thông khí huyết: Khi bấm huyệt, chuyên gia tác động trực tiếp lên da, cơ, mạch máu giúp đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, đẩy lùi phong, hàn, thấp nhiệt, khắc phục những cơn đau theo tiết đoạn thần kinh.
Kích thích sản sinh endorphin: Theo nghiên cứu, bấm huyệt có khả năng kích thích cơ thể sản sinh nhiều endorphin – một loại hormon từ hệ thần kinh trung ương và tuyến yên, làm giảm các tín hiệu đau truyền đến não. Không những thế, endorphin còn giúp cải thiện tâm trạng, xoa dịu căng thẳng, mệt mỏi và dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ.
Tăng tuần hoàn: Các động tác bấm huyệt giúp quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi hơn, tăng cường trao đổi chất dinh dưỡng, phục hồi nhanh những chấn thương vùng vai gái và ngăn ngừa thoái hóa.
Cải thiện khả năng vận động: Bấm huyệt là liệu pháp giúp thư giãn gân, cơ, dây chằng, hạn chế tình trạng chèn ép dây thần kinh. Từ đó, một số triệu chứng như đau nhức, tê bì, co cứng… xung quanh vai gáy và hai tay được khắc phục, tăng tính linh hoạt ở các khớp xương. Điều này giúp bạn dễ dàng thay đổi tư thế và vận động.
3. Lưu ý khi xoa bóp giảm đau cổ vai gáy
Ngoài những tác dụng và hiệu quả giảm nhanh tình trạng đau nhức, cứng cơ vai gáy thì liệu pháp XOA BÓP BẤM HUYỆT còn có nhiều ưu điểm mà người đau vai gáy nên áp dụng như:
Quá trình cải thiện sử dụng hoàn toàn bằng tay, không có sự can thiệp của dụng cụ y tế. Do đó, an toàn và không gây đau cho bạn.
Bấm huyệt giảm đau vai gáy là phương pháp cải thiện không dùng thuốc nên người mắc vấn đề không phải phụ thuộc vào thuốc cũng như tránh được những tác dụng phụ nguy hại khi lạm dụng thuốc. Thời gian và liệu trình phục hồi ngắn, từ đó tiết kiệm chi phí cho bạn. Bấm huyệt đặc biệt phù hợp với các cơn đau vai gáy, căng cứng vai gáy cấp.
Đối với chứng đau cổ vai gáy, bấm huyệt được coi là một phương pháp khá hiệu quả. Tuy nhiên bạn cần được hướng dẫn để thực hiện các thao tác, kỹ thuật chính xác mới đạt hiệu quả.
4. Đau vai gáy bấm huyệt nào?
Huyệt Phong trì
Huyệt Phong trì nằm ở vùng lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang. Chuyên gia bấm huyệt vị này bằng cách điều chỉnh lực nhẹ và tăng dần đến khi bạn có cảm giác ê nhức. Những tác động vào huyệt Phong trì nhằm mục đích giảm ù tai, chóng mặt, đau đầu, khắc phục tình trạng co cứng cổ gáy do cảm mạo, sai tư thế hoặc do thời tiết chuyển lạnh đột ngột.
Huyệt Đốc du
Huyệt Đốc du nằm ở 2 bên xương sống, cách khe giữa đốt sống D6 và D7 1,5 thốn. Chuyên gia bấm vào huyệt này để trị chứng đau vai gáy cho những đối tượng phải duy trì một tư thế quá lâu như: nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên, tài xế lái xe,…
Đau vai gáy bấm huyệt nào: Huyệt Thiên trụ
Huyệt Thiên trụ nằm ở vùng gáy, được xác định bằng 2 cách: từ huyệt Á môn đo ngang 1.3 thốn hoặc từ vị trí chân tóc gáy đo lên 0.5 thốn, rồi đo ngang 1.3 thốn. Chuyên gia thường day ấn huyệt Thiên trụ trong khoảng 3 – 5 phút giúp khắc phục tình trạng vẹo cổ, đau gáy, đau nửa đầu sau, mất ngủ. Vị trí này khá nhạy cảm nên cần điều chỉnh lực phù hợp để tránh gây tổn thương mô mềm và các dây thần kinh xung quanh.
Huyệt Phong phủ
Huyệt nằm ở chỗ lõm giữa gáy, cách chân tóc gáy 1 thốn và ngang với đốt sống cổ C1. Chuyên gia thường day ấn nhẹ vào huyệt trong khoảng thời gian từ 1 – 3 phút giúp thanh thần chí, lợi cơ quan, tiết khí hỏa và khu phong tà. Từ đó, những cơn đau nhức vai gáy, đau nửa đầu, ù tai, hoa mắt, nghẹt mũi và tê cứng cổ thuyên giảm dần.
Đau vai gáy bấm huyệt nào: Huyệt Kiên tỉnh
Huyệt Kiên tỉnh nằm ở chỗ lõm vùng trên vai, là điểm cao nhất của đầu ngoài xương đòn, giao giữa đường ngang nối huyệt Đại chùy và đường thẳng ngang qua đầu ngực. Khi ấn vào vị trí này, bạn sẽ cảm thấy ê tức. Tác dụng chính là giảm đau vùng cổ vai gáy, khắc phục tình trạng co cứng, giúp bạn thực hiện các hoạt động như xoay đầu, gập cổ dễ dàng hơn.
Đau vai gáy bấm huyệt nào: Huyệt Đại chùy
Huyệt Đại chùy nằm ngay dưới gai đốt sống cổ C7 – vị trí dễ bị thoái hóa do hoạt động nhiều và chịu áp lực liên tục. Chuyên gia tác động vào huyệt vị này với mục đích thanh não, thông dưỡng, giải biểu, định thần, điều khí và nâng cao sức khỏe tổng thể. Từ đó, bạn cảm thấy thư giãn, giảm đau nhức, tê cứng cổ vai gáy, ngực sườn, giảm ho, cảm cúm.
5. Kết luận
Trên đây là những thông tin về các huyệt giúp giảm đau vai gáy đơn giản và hiệu quả. Bài viết không thay thế cho bất kì chẩn đoán y khoa nào. Khi có bất cứ biểu hiện nào của tình trạng đau vai gáy, tốt nhất bạn nên tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Hy vọng bạn sẽ thích bài viết “Đau vai gáy bấm huyệt nào” này.