Bệnh lậu lây qua đường nào là thông tin cơ bản mà bất kỳ ai cũng nên nắm để chủ động phòng ngừa hiệu quả. Đây là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, cần phát hiện, thăm khám và điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm về sau. Giai đoạn phát triển của bệnh có xu hướng khác nhau giữa nữ giới, nam giới và trẻ em.
Vậy bệnh lậu lây qua đường nào và làm sao để phòng tránh bệnh này một cách tốt nhất các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của PKĐK Biển Việt.
Bệnh lậu là bệnh lý nhiễm trùng lây qua đường tình dục, do sự xâm nhập và gây hại của vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Tình trạng này xảy ra phổ biến trên toàn thế giới, với ước tính lên đến 82 triệu người mỗi năm, đặc biệt tăng nhanh từ giữa những năm 1990.
Nguyên nhân tiến triển một phần là do khả năng kháng thuốc của vi khuẩn và thói quen tình dục không an toàn. Tỷ lệ tử vong do bệnh lậu không đáng kể nhưng để lại rất nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là vô sinh.
1. Bệnh lậu lây qua đường nào bạn đã biết chưa?
Bệnh lậu nguy hiểm vì ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như tâm lý người bệnh. Bệnh càng nguy hiểm hơn khi tính chất lây lan rộng qua nhiều con đường khác nhau.
1.1. Lây truyền qua đường tình dục
Bệnh lậu lây qua đường nào? Đường tình dục chính là con đường lây truyền bệnh lậu phổ biến nhất. Các cơ quan sinh dục của nam giới và nữ giới chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn lậu cư trú và lây lan. Đây là môi trường kín, ẩm ướt và ấm áp rất thuận lợi cho vi khuẩn cầu lậu sinh sôi, phát triển. Do đó quan hệ tình dục không an toàn có nguy cơ cao dẫn đến mắc bệnh lậu.
Khi bạn quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, quan hệ đồng giới, quan hệ bằng miệng, hoặc không sử dụng bao cao su sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lậu lây lan. Khi quan hệ, thông qua dịch sinh dục vi khuẩn lậu từ người bệnh sẽ nhanh chóng xâm nhập sang người kia và gây bệnh.
1.2. Lây truyền qua vết thương hở
Nếu bạn vô tình tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh lậu và để dính vào mắt hoặc dính vào các vết thương trên cơ thể mình, bạn có nguy cơ cao lây bệnh lậu. Vì thông qua các vết thương này, lậu cầu khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể bạn.
1.3. Lây truyền qua đường máu
Đặc điểm của bệnh lậu là thời gian ủ bệnh khá lâu. Trong giai đoạn này, bệnh không có những biểu hiện rõ ràng. Do đó người bệnh cũng như mọi người xung quanh vô tình không nhận ra. Nếu người bệnh lậu vẫn truyền máu cho người khác thì nguy cơ lây lan bệnh sẽ rất cao.
1.4. Lây truyền qua vật trung gian
Nếu bạn đang thắc mắc bệnh lậu lây qua đường nào? thì hãy chú ý đến các vật trung gian. Bạn có biết vi khuẩn lậu có thể sống tới vài giờ ở môi trường bên ngoài. Đặc biệt là ở môi trường ẩm ướt. Những vật có thể chứa lậu cầu khuẩn của người bệnh như khăn mặt, khăn tắm, bồn vệ sinh, quần áo,… Do đó nếu bạn sử dụng chung đồ dùng với người nhiễm bệnh thì khả năng lây bệnh rất cao.
1.5. Lây truyền từ mẹ sang con
Cũng giống như bệnh HIV, bệnh lậu có thể lây truyền từ mẹ sang con. Bởi lẽ vi khuẩn lậu cư trú nhiều nhất ở cổ tử cung và âm đạo. Do đó nếu người mẹ bị lậu, vi khuẩn này có thể lây lan sang thai nhi qua nhau thai, đường nước ối. Vì thế làm tăng nguy cơ sảy thai, thai nhi bị dị tật hoặc sinh non, nhẹ cân. Khi sinh, trẻ bị nhiễm lậu cầu khuẩn từ đường âm đạo của người mẹ. Trẻ có nguy cơ nhiễm trùng mắt. Thậm chí là nhiễm trùng máu và những biến chứng nguy hiểm khác.
Như vậy, bạn đã biết bệnh lậu lây qua đường nào. Vậy làm sao để phòng tránh bệnh lậu một cách tốt nhất. Hãy tìm hiểu ngay sau đây.
2. Cách phòng tránh bệnh lậu hiệu quả
Bệnh lậu dễ lây lan nhưng có thể phòng tránh được nếu bạn có lối sống lành mạnh. Để phòng tránh bệnh lậu hiệu quả hãy tuân thủ các nguyên tắc sau:
Quan hệ tình dục chung thủy, lành mạnh. Không quan hệ với nhiều người.
Sử dụng bao cao su khi quan hệ với người không phải vợ hoặc chồng.
Tuân thủ chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng.
Không quan hệ với người nghi nhiễm bệnh lậu hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Cần xét nghiệm lậu nếu nghi ngờ nhiễm bệnh.
Xét nghiệm lậu định kỳ cho cả bản thân và bạn tình để bảo vệ sức khỏe.
Đảm bảo dinh dưỡng cân đối, vận động đầy đủ để tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
3. Nếu mắc bệnh lậu thì phải làm gì?
Nếu mắc phải bệnh lậu bạn không ngại ngùng giấu bệnh. Nên đến các cơ sở y tế đáng tin cậy để làm xét nghiệm và điều trị sớm. Bệnh lậu trải qua giai đoạn cấp tính và mạn tính. Nếu để nặng sẽ để lại nhiều biến chứng. Nhất là gây khó khăn và tốn kém trong điều trị. Những đối tượng sau cần tiến hành làm xét nghiệm lậu sớm:
Người quan hệ tình dục với nhiều người.
Người quan hệ tình dục không lành mạnh, không sử dụng bao cao su.
Người nghi ngờ bị nhiễm lậu cầu khuẩn hoặc nghi ngờ bạn tình bị nhiễm bệnh.
Người mắc các bệnh tình dục khác như giang mai, sùi mào gà, HIV,…
Phụ nữ mang thai thuộc nhóm nguy cơ cao.
Người có quan hệ tình dục đồng tính.
Người sử dụng chung đồ dùng với người nhiễm bệnh lậu hoặc tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh.
Cần đi xét nghiệm ngay khi có các triệu chứng sau:
Nữ giới có biểu hiện tăng tiết dịch âm đạo, đau bụng dưới, đau xương chậu, đi tiểu nhiều và đau rát, quan hệ tình dục bị chảy máu, viêm họng, sốt….
Nam giới có đầu dương vật sưng, chảy mủ, tinh hoàn đau nhức, tiểu tiện đau rát, viêm họng,…
Ngoài ra, bệnh nhân không nên giấu giếm tình trạng bệnh. Nên chia sẻ thẳng thắn với bạn tình để có biện pháp phòng tránh và chữa trị kịp thời.
4. Những điều cần chú ý khi đi xét nghiệm bệnh lậu
Muốn xét nghiệm lậu chính xác, trước khi đi xét nghiệm bạn cần lưu ý những điều sau:
Không uống rượu bia, thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích khác.
Cần thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng nếu có.
Nên đi xét nghiệm vào buổi sáng để đảm bảo các chỉ số sinh hóa được chính xác nhất.
Các bạn cần tư vấn thêm về bệnh lậu, liên hệ PKĐK Biển Việt để được hỗ trợ.
Hotline 08.1221.7575
Địa chỉ: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng Hà Đông).