Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

Bệnh nhân bị bệnh dạ dày có nên ăn Bún không?

Bún là món ăn sáng dễ ăn được nhiều người yêu thích và lựa chọn. Một bát bún cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, năng lượng cần thiết. Món bún ngon và tốt như vậy nhưng liệu bệnh nhân dạ dày sử dụng bún hằng ngày có tốt không?

Bài viết sau đây, Phòng khám đa khoa Biển Việt sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về món ăn phổ biến này, đồng thời cung cấp các giúp bạn kiểm tra bún an toàn một cách dễ dàng nhất.

Bún được làm từ những thành phần gì? Các phụ gia hay được cho vào bún

Bún được làm từ gạo tẻ, thường có màu trắng đục hay trắng xám, không phải màu trắng tinh như trên thị trường vẫn bán. Để bún có được màu trắng đẹp, sợi dai, lâu bị thiu, người ta có rất nhiều cách.

Một trong các cách đó là cho thêm vào bún các chất: Natri sulfit, Natri benzoate, Foocmol, acid oxalic hay hóa chất Tinopal, hàn the và chất độn.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các chất trên có hại gì không và có được phép bổ sung vào bún hay không nhé!

1. Chất tinopal – còn gọi là chất huỳnh quang

Chất tinopal có tác dụng tạo độ bóng trên bề mặt sợi bún, làm cho sợi bún trong, tạo cảm giác rất bắt mắt. Tinopal được bán tràn lan trên mạng cũng như các chợ, vì vậy rất nhiều cơ sở đã bất chấp tác hại của nó mà mua cho vào bún đánh lừa khách hàng ưa hình thức.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết:

“Trong các chất phụ gia thực phẩm, thì tinopal là chất cấm, chỉ được dùng trong công nghiệp như sơn để làm bóng sơn, hay công nghiệp chế biến giấy, vải.

Tác hại của việc sử dụng hóa chất làm trắng huỳnh quang là vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của người ăn, vì nó chứa rất nhiều tạp chất, kim loại nặng. Nếu sử dụng lâu dài, tồn dư kim loại nặng sẽ tích tụ trong cơ thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Nó có thể làm hư hại niêm mạc thành ruột và đường tiêu hóa, có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Ở mức độ nặng sẽ gây suy gan, thận, thậm chí ung thư.’’

2. Hàn the

Bún ngày nay còn bị sử dụng hàn the trong quy trình sản xuất. Công dụng của hàn the là giúp sợi bún dai, không bết dính. Hàn the không có trong danh mục các chất được Bộ y tế cho phép dùng chế biến thực phẩm do tính độc hại của nó. Hàn the sẽ tích lũy trong cơ thể, tùy liều lượng có thể gây nên những triệu chứng cấp tính và mạn tính.

Khi bạn sử dụng bún với số lượng nhỏ sẽ khó nhận thấy dấu hiệu nào bất thường đối với cơ thể. Nhưng nếu sử dụng hàn the lâu ngày có thể gây ngộ độc tiêu hóa như nôn mửa, đau bụng tiêu chảy; với da thì gây ban đỏ dẫn đến tróc vẩy. Ngoài ra, hàn the còn gây hại thận, làm rối loạn chức năng chuyển hóa, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rụng tóc.

3. Natri sulfit, Natri benzoate 

Các chất này có tác dụng bảo quản, làm trắng bún. Natri sulfit, Natri Benzoate là các chất được phép sử dụng theo danh mục các chất phụ gia trong thực phẩm được bộ y tế ban hành. Tuy vậy, chỉ được sử dụng với một hàm lượng nhỏ.

4. Foocmol, Acid oxalic

Là các chất vừa làm sáng bún và bảo quản chống ôi thiu, không có trong danh mục phụ gia được sử dụng và bị cấm dùng trong thực phẩm.

5. Chất độn

Cách làm bún truyền thống, gạo phải ngâm từ 48 – 72 giờ. Sau khi tách bột xay khỏi nước thì đem bột cho vào máy ép để tạo khuôn dạng sợi cho bún. Tiếp theo người ta cho bún vào nồi nước đun sôi để giữ được hình dáng, đồng thời sợi không bị nhão.

Tuy nhiên, hiện nay công nghệ máy móc hiện đại, người sản xuất đã rút ngắn thời gian chỉ còn ngâm gạo vài tiếng là có thể đem xay.

Người xưa chỉ tách nước lấy bột, ngày nay người sản xuất cho thêm bột năng, bột lọc vào để tạo ra sợi bún nhìn sáng hơn, đẹp mắt hơn và dai hơn.

Việc bổ sung chất độn này không gây hại cho sức khỏe và giúp hạ giá thành bún.

Ở các mối làm bún đổ buôn cả thành phố thì việc giữ bún lâu thiu và sợi dai luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Do vậy, nhiều cơ sở dù biết chất độc hại nhưng vẫn cho các chất phụ gia cấm vào bún.

Theo kết quả kiểm tra của các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh và thành phố và Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, các chất cấm hay được sử dụng là Tinopal và hàn the được phát hiện trong rất nhiều mẫu bún trên thị trường. Các chất còn lại được sử dụng ít hơn, có mẫu vượt giới hạn và có mẫu nằm trong giới hạn cho phép.

Để hạn chế sử dụng bún không an toàn mà vẫn thưởng thức được các món ăn ngon từ bún, chúng tôi tổng hợp các cách kiểm tra bún bằng các biện pháp đơn giản sau:

Cách kiểm tra bún có an toàn hay không?

Bằng cảm quan:

Cách đơn giản nhất là nhìn vào màu sắc của sợi bún. Bún được làm từ gạo nguyên chất, có sợi màu trắng đục hoặc tối màu. Ngược lại, bún chứa hàn the hay hóa chất bảo quản sẽ có màu trắng trong, sáng và sợi bún có độ bóng mẩy. Các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng cần thận trọng hơn với các sản phẩm bún, bánh tươi có màu trắng và độ bóng hơn dưới ánh sáng.

Bún không chứa hàn the: sợi bún hơi nát, dễ đứt gãy và chạm vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn. Bún chứa hàn the: sợi bún dai giòn hơn, khó đứt gãy.

Bún không sử dụng hàn the và hóa chất mua về để hơi lâu hoặc qua ngày sẽ bị chua và ôi thiu. Những loại bún để 2-3 ngày chưa ôi thiu, khi nhai trong miệng không có mùi vị là loại sử dụng hàn the và hóa chất quá liều lượng.

Bằng cách khoa học

Phát hiện chất Tinopal trong bún

  • Để bún trong bóng tối có khả năng phát ánh sáng.
  • Dùng đèn cực tím như đèn soi tiền chiếu vào, nếu thấy bún phát sáng thì có thể bún đã nhiễm chất Tinopal.

Phát hiện hàn the trong bún:

Bạn có thể dùng que thử được bán sẵn hoặc dùng bột nghệ cho vào, nếu thấy bún chuyển sang màu xám thì trong đó có chứa hàn the.

Đau dạ dày có nên ăn bún không?

Đối với bệnh nhân đau dạ dày không nên ăn bún.

Dù bún là chất dễ ăn, đặc biệt lúc cơ thể mệt mỏi, đắng miệng nhưng trong bún có chất chua, gây hại cho dạ dày. Trong những tình trạng quá phát, có thể khiến các vết loét dạ dày nghiêm trọng hơn, thậm chí là thủng dạ dày.

Theo cách làm truyền thống, gạo phải ngâm từ 1 – 2 ngày, sau đó xay thành bột nước. Sau khi tách bột xay khỏi nước thì đem bột cho vào máy ép để tạo khuôn dạng sợi cho bún. Tiếp theo người ta cho bún vào nồi nước đun sôi để giữ được dạng hình dáng, đồng thời sợi không bị nhão.

Ngày nay, khi máy móc hiện đại hơn, người làm bún chỉ cần ngâm gạo vài tiếng, tách nước, gia giảm thêm bột lọc, bột năng giúp sợi bún dai và có màu trắng đẹp sáng.

Ở các mối làm bún đổ buôn cả thành phố thì việc giữ bún lâu thiu và sợi dai luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Do vậy, nhiều cơ sở dù biết chất độc hại nhưng vẫn cho các chất phụ gia cấm vào bún. Hơn nữa, việc sử dụng các loại gạo rẻ tiền, bột lọc, bột mỳ giảm giá thành làm bún đi nhiều nhưng vẫn tạo ra được những sợi bún dai và đẹp mắt.

Vị chua của bún cùng với các chất phụ gia, các chất cấm gây ảnh hưởng đến dạ dày, làm rối loạn tiêu hóa.

Ngoài bệnh nhân bị đau dạ dày, những nhóm bệnh nhân sau cũng nên kiêng bún: Phụ nữ sau sinh, trẻ nhỏ, người đang bị sốt, bị cảm,…

Hi vọng với bài viết này, bạn đọc đã biết thêm thông tin bổ ích về việc đau dạ dày có nên ăn bún không. Chúc các bạn luôn khỏe và thông minh lựa chọn cho gia đình những thực đơn khoa học, lành mạnh.

Hyakuso điều trị bệnh dạ dày hiệu quả

Hyakuso là gì?

Hyakuso là sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày.

  • Hyakuso nhập khẩu từ Nhật Bản, bao gồm 5 thành phần:

1. Bột vỏ cây Magnolia (Vỏ cây Hậu Phác): Theo đông y thì hậu phác có vị đắng cay, tính ôn, không độc, tác dụng vào 3 kinh: tỳ, vị, đại trường. Điều trị bệnh: đầy bụng, ăn uống không tiêu, đau bụng, nôn mửa.
2. Chất chiết vỏ cây Phellodendron (Vỏ cây hoàng bá): Có chứa Berberin, Palmatin có tác dụng ức chế các vi khuẩn có hại đường tiêu hóa Staphylococcus, Salmonella, lỵ, tả. Ưu điểm là không ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn có lợi ở đường ruột.
3. Bột rễ cây Atractylodes (vỏ cây Thương truật): Vị cay, đắng và tính ấm. Tác dụng vào 2 kinh: tỳ, vị giúp bổ dạ dày, giúp tiêu hoá, chữa tiêu chảy. Thường được dùng kết hợp với hậu phác và hoàng bá để điều trị đầy bụng ăn không tiêu, kém ăn giảm viêm dạ dày cấp và mạn tính, tiêu chảy, , buồn nôn hoặc nôn.
4. Geranium: Có tác dụng chống tiêu chảy.
5. Bột Swertia: Chứa các Glycoside secoiridoid có tác dụng tăng sản xuất màng nhầy bảo vệ, chống viêm, giúp tăng cường bảo vệ đường tiêu hoá trong các trường hợp bị loét dạ dày, viêm dạ dày gây ra do ethanol hoặc do stress.

  • Đã được kiểm nghiệm hiệu quả trên các nghiên cứu lâm sàng.
  • Hyakuso được Nhập khẩu và phân phối độc quyền bởi Công ty CPĐT và TM Biển Việt. Sản phẩm đã được cấp phép bởi Bộ y tế.

Những ai nên dùng Hyakuso? 

  • Hỗ trợ điều trị các trường hợp viêm đại tràng cấp hay mãn tính, viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy.
  • Chữa trị các chứng rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, ợ hơi, trướng bụng.
  • Các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi do dạy dày tiêu hóa kém.
  • Phòng ngừa nguy cơ loét thủng hay ung thư dạ dày.
  • Đặc biệt những người bị mắc các bệnh, các triệu chứng trên nhiều năm không khỏi, hoặc bị tái phát nhiều lần.
  • Người bị gầy yếu, suy giảm miễn dịch và rối loạn vi sinh đường ruột, khả năng hấp thu dinh dưỡng kém.

Ý kiến của các nhà khoa học và bác sĩ trên thế giới về sản phẩm Hyakuso:

Dr. Elin Ritchie tại đại học Taos, bang New Mexico nói:

“Tôi đã cho hàng trăm bệnh nhân sử dụng sản phẩm này. Nó thực sự tốt và không có chống chỉ định với bất cứ loại thuốc hay thực phẩm bổ sung nào”

Dr. Ted Hayashida, Gardiner, California cho biết:

“Tôi đã chỉ định sản phẩm này cho rất nhiều bệnh nhân. Khi tôi bắt đầu sử dụng nó, tôi đã không thể tin được hiệu quả đặc biệt của nó trong rất nhiều vấn đề khác nhau của hệ miễn dịch”

Như vậy, Hyakuso – sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày chính là một sản phẩm kết tinh những thành tựu của khoa học thế giới và Nhật Bản. Những thành phần chứa trong Hyakuso được các nhà khoa học, các bác sĩ trên toàn thế giới, Nhật Bản và Việt Nam đánh giá cao và sử dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng bệnh nhân. 

Điện thoại tư vấn :0914.686.363

Bệnh nhân bị bệnh dạ dày có nên ăn Bún không?
Hotline0812217575