Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì? Không nên ăn gì?

Theo khảo sát gần đây nhất, hiện nay nhiều các bệnh nhân bệnh tiểu đường thường vướng vào một vòng luẩn quẩn không có điểm dừng. Khi được chẩn đoán mắc bệnh, họ sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc và yêu cầu ăn kiêng chất đường bột, trái cây ngọt để giảm đường huyết. Nhưng họ lại không được hướng dẫn đầy đủ tiểu đường nên ăn gì, không nên ăn gì, ăn như thế nào cụ thể để đảm bảo đủ dinh dưỡng. 

Việc bệnh nhân áp dụng đồng thời dùng thuốc và ăn kiêng sẽ gây nên tình trạng người bệnh bị tụt đường huyết, dẫn đến họ có xu hướng ăn nhiều hơn và đường huyết lại tăng cao. Khi đường huyết tăng cao thì hiển nhiên bệnh nhân lại phải dùng đến thuốc. Dần dẫn liều thuốc sẽ tăng lên và thêm những bệnh khác như huyết áp, mỡ máu, tim mạch. Quy trình này cứ lặp đi lặp lại, người bệnh bị thiếu chất, tăng bệnh và mệt mỏi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Vậy bệnh nhân tiểu đường nên ăn theo chế độ nào? Và không nên ăn những loại thực phẩm nào?

1. Chế độ ăn phù hợp cho bệnh nhân bị tiểu đường

- Đầy đủ các chất dinh dưỡng: các vitamin, khoáng chất, chất béo, chất đường bột, chất béo, chất đạm.

- Các thực phẩm này phải hỗ trợ cho việc thanh lọc cơ thể, làm sạch máu, đường huyết không lên cao, phục hồi thành mạch máu.

- Tái tạo mạch máu, nuôi dưỡng cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch, chống oxy hóa và kháng viêm.

- Hạn chế tất cả các sản phẩm tinh chế, chế biến đặc biệt là các sản phẩm từ động vật.

- Hạn chế tối đa các loại thuốc và thực phẩm chức năng không cần thiết.

Tháp dinh dưỡng cho bệnh nhiên tiểu đường

2. Những thực phẩm người bệnh tiểu đường không nên ăn

- Sản phẩm tinh chế, chế biến, đóng gói sẵn (dầu ăn, đường, muối tinh luyên, đồ hộp, đóng gói, v.v.).

- Sản phẩm từ động vật kể cả sữa.

- Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, v.v.

- Thức ăn nhiều gia vị, phụ gia

- Thức ăn chiên xào, nấu, nướng kỹ

- Các loại thuốc và thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung không cần thiết.

Dựa trên các công trình nghiên cứu khoa học lớn nhất thế kỷ 20 về bệnh tật và dinh dưỡng như “Bí mật dinh dưỡng cho sức khỏe toàn diện (Công trình nghiên cứu The China Study của các chuyên gia dinh dưỡng đến từ đại học Cornell và Oxford của Anh), và các giải thưởng Nobel về sinh học, và với sự cố vấn của Tiến sỹ Biswaroop, Kỷ lục gia thế giới và Chuyên gia quốc tế về chăm sóc sức khỏe không dùng thuốc, Bimemo đã triển khai chế độ ăn nhiều thực vật nguyên dạng dành cho người bị tiểu đường.

Thực phẩm bệnh nhân tiểu đường không nên ăn

3. Chế độ ăn hợp lý, tốt cho người bị bệnh tiểu đường

1. Trái cây:

Người bệnh cần ăn nhiều các trái cây có chỉ số đường thấp như ổi, táo, nho, thanh long,.. Trái cây tươi cung cấp năng lượng, chất đường fructose không làm đường huyết tăng nhanh, chất xơ và nước, vi lượng. Trái cây ăn vào lúc đói, tốt nhất là ăn thay thế hoàn toàn bữa sáng thông thường phở, bún, miến. Khối lượng trái cây ít nhất bằng: Cân nặng x 10g. Ví dụ: người 60kg; ăn sáng bằng trái cây ít ngọt tối thiểu 600g.

2. Rau củ quả tươi, ít chế biến. 

Rau củ quả tươi đặc biệt tốt cho người tiểu đường, đặc biệt là rau lá xanh. Các rau củ quả tươi cung cấp năng lượng qua đường bột vừa phải, cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ, rất ít chất đường bột, đạm và chất béo. Đặc biệt, rau củ có các hoạt tính chất chống oxy hóa, oxy tươi, và các dược tính kháng viêm.

Khối lượng ăn bằng cân nặng (kg) x 5g/bữa. Ví dụ người 60kg, ăn 300g rau của quả tươi sống (hạn chế xào nấu quá kỹ). Sau khi ăn hết khẩu phần rau, người bệnh có thể ăn thêm một chút đồ ăn thông thường như cá, cơm. Tốt hơn là ăn gạo nguyên cám như gạo mầm, gạo lứt. Gạo trắng đã chà sát gây đường huyết tăng nhanh. Không nên ăn trái cây ngay sau bữa ăn như thói quen của người Việt Nam. Tại các bữa phụ có thể xay sinh tố hay ép rau lấy nước uống, uống ngay trong thời gian từ 15 đến 20 phút.

3. Các loại hạt:

Người bệnh tiểu đường cần ăn các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều để bổ sung chất béo và chất đạm. Các loại hạt này là hạt sấy khô, không tẩm ướp, chế biến. Lượng ăn bằng cân nặng x 0.5 g/ngày. Ví dụ: người 60kg ăn tối đa 30g hạt. Khi ăn cần ngâm nước để hạt mềm như chuẩn bị nảy mầm, đánh thức enzyme và chất dinh dưỡng. Các loại hạt chia đều ăn trong các bữa chính hay trong bữa phụ.

4. Các loại đậu:

Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu thận, đậu trắng, v.v. cung cấp chất đạm và đường bột. Đậu xanh có thể ngâm qua đêm nảy mầm dùng ngay. Các loại đậu khác ngâm 1-2 giờ (đậu tươi), ngâm 9-10 giờ (đậu khô) sau đó hấp lên ăn trong bữa chính. Lượng ăn bằng cân nặng x 0.5 g hạt khô/ngày.

Rau- Củ -Quả bệnh nhân tiểu đường nên ăn

Ngoài ra, nên ăn các rau quả có dược tính tốt như kháng viêm, hạ đường huyết rất hữu ích cho bệnh nhân như: dấp cá, nha đam, gừng, húng xoăn, khổ qua, v.v. 

Từng bệnh nhân có thể trạng, lịch sử bệnh lý khác nhau. Do vậy, để áp dụng Phương pháp dinh dưỡng Bimemo, chúng tôi khuyến bạn gặp chuyên gia của chúng tôi để được hướng dẫn cụ thể.

Tiểu đường hay các nói chung các bệnh mãn tính có nguyên nhân là lối sống, trong đó ăn sai cách là một trong những nguyên nhân chính. Thực phẩm giàu thực vật tươi sống của Bimemo như là thuốc giúp cho hàng ngàn học viên tham gia chương trình 72 giờ có thể giảm hay bỏ uống và giảm liều chích insulin một cách đáng kể. Sau chương trình, Bimemo có thời gian đồng hành 1 đến 3 tháng để giúp học viên hình thành thói quen ăn đa phần là thực vật tươi, phục hồi sức khỏe và kiểm soát đường huyết trong giới hạn cho phép. Sau bốn năm triển khai, chế độ dinh dưỡng trị liệu như của Bimemo được coi là một phương pháp thực dưỡng hiện đại tốt cho sức khỏe.

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì? Không nên ăn gì?
Hotline0812217575