Bệnh sỏi thận là gì là thắc mắc chung của rất nhiều người. Vốn đã nghe nói đến hoặc bắt gặp quanh mình nhiều bệnh nhân mắc căn bệnh này, nhưng không ít người hiểu đầy đủ và chính xác về nó. Cùng tìm hiểu về sỏi thận và cách điều trị qua các thông tin sau.
1. Bệnh sỏi thận là gì?
Sỏi thận là kết quả của việc các chất hòa tan trong nước tiểu bị kết tủa lại và tích tụ thành sỏi.
Sỏi có thể hình thành ở nhiều vị trí trong đường tiết niệu như bàng quang, niệu quản, thận… Sỏi thận có nhiều loại nhưng hay gặp nhất là sỏi canxi (chiếm tới khoảng 80 – 90%). Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi cystin và sỏi acid uric.
Các nguyên nhân gây sỏi thận:
- Nhịn tiểu thường xuyên: Việc nhịn tiểu thường xuyên khiến cho các cặn canxi không được đào thải hết ra ngoài cơ thể tạo điều kiện lưu lại và tạo sỏi.
- Không ăn sáng – Nguyên nhân sỏi thận: Việc bỏ qua bữa ăn sáng khiến mật không thể bài tiết dịch cho việc tiêu hóa, dịch mật tích tụ hình thành sỏi thận.
- Không uống đủ nước: Uống ít nước sẽ khiến lượng nước tiểu bài tiết ít hơn, trở nên đậm đặc hơn, nồng độ tinh thể dễ tăng cao và tạo thành sỏi thận.
- Nguyên nhân sỏi thận do mất ngủ: Vào buổi tối khi ngủ, mô thận sẽ có thời gian tự tái tạo lại những tổn thương. Nhưng nếu bạn mất ngủ, chức năng này sẽ không được thực hiện, lâu ngày sẽ gây nên nhiều bệnh lý về thận trong đó có sỏi thận.
- Thói quen ăn mặn, nhiều dầu mỡ:
- Các loại thức ăn có hàm lượng muối, dầu mỡ cao là nguyên nhân khiến thận gia tăng bài tiết canxi, giảm pH nước tiểu, giảm bài tiết citrat niệu, tạo tiền đề cho sỏi thận hình thành.
2. Tác hại nghiêm trọng của bệnh sỏi thận là gì?
Các tác hại phổ biến, điển hình nhất của bệnh sỏi thận bao gồm:
- Mức độ nhẹ: người bệnh gặp các cơn đau vùng thắt lưng (vị trí quả thận). Bên cạnh đó có thể xảy ra tình trạng rối loạn tiểu tiện.
- Khi bệnh trở nặng: sỏi thận rơi xuống niệu quản, bệnh nhân có thể sẽ phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng như sau:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Chất cặn bã không được đào thải, tích tụ hình thành sỏi trong thận tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong đường tiết niệu.
- Suy thận :Sỏi làm tắc đường tiểu dẫn đến tình trạng thận bị ứ nước, lâu ngày khiến mô thận bị hoại tử dẫn tới suy thận. Khi thận bị suy yếu nghiêm trọng, người bệnh chỉ có thể duy trì sự sống bằng phương pháp chạy thận hoặc ghép thận.
-Vỡ thận: Tình trạng này xảy ra khi có sự hình thành của nhiều sỏi tạo ra áp lực tác động vào vách thận đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
3. Các phương pháp điều trị sỏi thận
3.1/ Phương pháp ngoại khoa điều trị sỏi thận
Điều trị bằng ngoại khoa bao gồm Phẫu thuật mổ mở lấy sỏi, hoặc các phương pháp tán sỏi hiện đại bao gồm:
+Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ không mổ
+Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser
+Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser
+Tán sỏi Nội soi ống mềm bằng laser
Bác sĩ thường chỉ định điều trị sỏi thận bằng các phương pháp ngoại khoa trong trường hợp kích thước sỏi lớn chiến toàn bộ bể thận và xuất hiện các biến chứng như: giãn thận độ III, IV; thận ứ mủ; suy thận…
Điều trị sỏi thận bằng sóng xung điện
3.2/ Điều trị sỏi thận bằng nội khoa
Thông thường đối với bệnh nhân có sỏi kích thước nhỏ hơn 25mm sẽ được chỉ định dùng thuốc để bào mòn. Phương pháp trị sỏi thận này được bác sĩ chuyên môn đánh giá là đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng và phù hợp với những người có thể trạng yếu. Thuốc điều trị sỏi thận hiệu quả phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
• Tác dụng bào mòn giúp điều trị sỏi thận nhanh.
• Lợi tiểu, tăng lượng nước qua thận từ đó đưa sỏi ra ngoài dễ dàng.
• Chống viêm, kháng khuẩn nhằm ngăn ngừa biến chứng sau khi chữa trị sỏi thận.
Mọi thông tin tư vấn về sức khỏe Quý khách hàng liên hệ với Phòng khám đa khoa Biển Việt theo số điện thoại sau: 0812217575/ 0912075641/ 02435420311
Địa chỉ phòng khám: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, HN.