Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

Biến chứng bệnh đái tháo đường người bệnh nên biết

Biến chứng bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một rối loạn chuyển hóa mãn tính có đặc điểm chính là glucose huyết trong máu tăng cao. Glucose tăng cao trong máu lâu ngày sẽ làm tổn thương nhiều tổ chức, cơ quan trong cơ thể.

Biến chứng của bệnh đái tháo đường

Xem thêm: Lý do bệnh tiểu đường nên ăn khoai lang

Một trong những tổn thương quan trọng nhất xảy ra ở hệ thông mạch máu, do đó biến chứng chính của bệnh ĐTĐ bao gồm biến chứng mạch máu lớn và biến chứng mạch máu nhỏ. Tuy bệnh nhân bệnh ĐTĐ cũng gây ra nhiều tổn thường ở các cơ quan khách như da, răng miệng, …

Trung bình một bệnh nhân đái tháo đường có thể có nhiều biến chứng cùng một lúc và cũng có thể có một biến chứng nổi bật hơn tất cả.

1. Biến chứng mạch máu lớn

Bệnh ĐTĐ có tổn thương chính là tình trạng xơ vữa động mạch với các hậu quả chính trên lâm sàng sau đây:

- Đột quị (do thiếu máu não, xuất huyết não), hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua.

- Bệnh cơ tim thiếu máu, nhồi máu cơ tim.

- Bệnh tim mạch ngoại vi.

2. Biến chứng mạch máu nhỏ

- Biến chứng ở đáy mắt còn gọi là bệnh võng mạc ĐTĐ.

- Biến chứng ở thận còn gọi là bệnh thận ĐTĐ.

- Biến chứng thần kinh còn gọi là bệnh thần kinh ĐTĐ.

a. Bệnh lý võng mạc đái tháo đường

Tiểu đường gây dục thủy tinh thể (cườm khô) và tăng nhãn áp (cườm nước) nhưng ảnh hưởng của nó trên võng mạc mới là mối đe dọa gây mù. Phần lớn các bệnh nhân có nhưng thay đổi ở đáy mắt diễn ra sau 15 – 20 năm mắc bệnh tiểu đường. Tổn thương của võng mạc trên người bị bệnh tiểu đường gọi là bệnh võng mạc do đái tháo đường.

Tiểu đường tác động vào những mạch máu của lớp thần kinh mắt (võng mạc) một cách âm thầm. Giai đoạn sớm nhất của bệnh được gọi là bệnh võng mạc tiểu đường giai đoạn không tăng sinh. Trong giai đoạn này động mạch trên võng mạc trở nên yêu và giòn dễ vỡ tạo thành những đốm xuất huyết nhỏ dạng chấm. Những mạch máu bị hư hại này làm cho võng mạc sưng phồng và dày lên, gây giảm thị lực.

Giai đoạn kế tiếp là gian đoạn tăng sinh. Trong giai đoạn này những biến đổi ở những mạch máu nhỏ ở võng mạc càng làm cho nó thiếu oxy và thiếu máu.

Tình trạng thiếu oxy kích thích tăng sinh và các mạch máu mới để bù đắp sự thiếu hụt oxy của võng mạc. Các mạch máu này được gọi là tân mạch có đặc điểm rất dễ vỡ. Khi vỡ thành mạch, máu có thể chảy vào võng mạc và dịch kính gây ra hiện tượng ruồi bay hay mạng nhện trước mắt, sau đó là giảm thị lực. Thị lực bị giảm do bệnh võng mạc tiểu đường thường không phục hồi,

Trong giai đoạn trễ hơn, các mạch máu bất thường và sẹo võng mạc tiếp tục phát triển có thể gây ra những biến chứng nghiệm trọng như có kéo gây bong võng mạc hoặc tăng nhãn áp (cườm nước).

Muốn phát hiện sớm các chấn thương đầu tiên của võng mạc phải dùng phương pháp chụp động mạch võng mạc có huỳnh quang thì những sang thương vi mạch lưu sẽ được phát hiện kịp thời và điều trị sớm, phòng ngừa diễn tiến của bệnh lý võng mạc.

b. Bệnh lý thận

Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong của bệnh tiểu đường.

Biến chứng cảu bệnh ĐTĐ gồm: Biến chứng ở cầu thận (còn gọi là xơ hóa cầu thận do ĐTĐ hoặc vắn tắt là bệnh thận ĐTĐ), bệnh lý xơ vữa mạch máu ở thận, bệnh lý nhiễm trùng ở thận và đường niệu.

Khi nào bệnh nhân ĐTĐ có thể biến chứng thận

Những bệnh nhân ĐTĐ có thêm các tình trạng sau đây dễ bị bệnh thận ĐTĐ, người ta gọi đó là yếu tó nguy cơ của bệnh thận ĐTĐ.

- Glucose huyết không ổn định, HbA1c cao.

- Tăng huyết áp.

- Ăn nhiều đạm.

- Có rối loạn mỡ máu, tăng cholesterol máu.

- Tuổi cao.

- Trong gia đình có người bị tăng huyết áp.

Bệnh nhân ĐTĐ tuýp 1 nếu không điều trị tốt, lâu ngày sẽ ảnh hướng đến thận. Bệnh có thể diễn tiến qua 5 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Đường huyết tăng cao, lượng máu đến thận tăng. Thận tăng kích thước.

Giai đoạn 2: Chưa có triệu chứng rõ trên lâm sàng. Bắt đầu có những thau đổi mô học ở cầu thận.

Giai đoạn 3Tiểu albumin (dân gian thường gọi album là lòng trắng trứng). Đây là dấu chỉ điểm bệnh thận diễn tiễn nặng hơn. Nếu không điều trị, khoảng 20 – 40% sẽ tiến đến bệnh thận rõ trên lâm sàng.

Giai đoạn 4: Bệnh thận rõ trên lâm sàng. Bệnh nhân sẽ tiểu đạm. Albumin trong nước tiểu 24 giờ lớn hơn 300mg. Chức năng lọc của thận bắt đầu suy giảm, huyết áp bệnh nhân bắt đầu tăng.

Giai đoạn 5Bệnh thận giai đoạn cuối. Nếu không điều trị khoảng 20% sẽ bị bệnh thận giai đoạn cuối, cần phải lọc thận hoặc thay thận để duy trì cuộc sống.

Làm thế nào để biết bị bệnh thận đái tháo đường

Ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 1 cần thử albumin nước tiểu khoảng 3-5 năm sau khi chuẩn đoán bệnh. Ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2, cần tìm albumin ngay lúc mới chuẩn đoán. Các triệu chứng lâm sàng như phù, thiếu máu, chán ăn, mệt mỏi, thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn trễ.

Đa số các bệnh nhân bị biến chứng thận đồng thời có thay đổi ở đáy mắt nhưng nhiều bệnh nhân có thay đổi ở đáy mắt lại không có triệu chứng rõ ràng của bệnh thận.

3. Biến chứng thần kinh

Biến chứng thân kinh ảnh hưởng lên mọi cơ cấu của hệ thần kinh có lẽ chỉ trừ não bộ. Biến chứng gây nhiều khó khăn cho bệnh nhân dù ít khi gây tử vong.

Tham gia vào cơ chế sinh bệnh do rối loạn chuyển hóa dẫn tới giảm myoi-nositol và tăng sorbitol, fructose trong dây thân kinh. Ngoài ra còn có thiếu máu cục bộ do tổn thương vi mạch dẫn đến thoái hóa myelin dây thần kinh và giảm tiêu thụ oxy.

Biến chứng thần kinh hay gặp ở bệnh nhân ĐTĐ là:

- Viêm đa dây thần kinh ngoại biên: Thường bị đối xứng bắt đầu từ đầu xa của chị dưới, tê nhức, dị cảm, tăng cảm và đau. Đau thường đau âm ỉ, hoặc đau trong sâu, có khi đau như điện giật.

- Viêm đơn dây thần kinh cũng có thể xảy ra nhưng hiếm:

Triệu chứng cổ tay rớt hoặc liệu dây thần kinh III, IV, VI, bệnh có thể tự hết. Bệnh nhân còn có thể bị đau theo rễ thần kinh.

- Biến chứng thần kinh dinh dưỡng (hay thực vật) còn gọi là biến chứng thần kinh tự chủ ảnh hưởng lên các cơ quan như:

+ Tim mạch: Tăng nhịp tim ở trạng thái nghỉ ngơi: 90 – 100 lần/ phút, giảm huyết áp tư thế (huyết áp tâm thu ở tư thế đứng giảm >30mmHg).

+ Tiêu hóa: Mất hoặc giảm trương lực của thực quản, dạ dày, ruột, túi mật. Bệnh nhân nuốt khó, đầy bụng sau khi ăn; tiêu chảy thường xảy ra về đêm, từng đợt không kèm theo đau bụng, xen kẽ với táo bón.

+ Hệ sinh dục: Biến chứng thần kinh bằng quang làm giảm co bóp và liệu bàng quang, bất lực ở nam giới.

+ Bất thường tiết mồ hôi: Giảm tiết mồ hôi ở nửa phần thân dưới và tăng tiết phần thân trên tay và mặt, nhất là khi ngủ tối và sau khi ăn các chất gia vị.

+ Rối loạn vân mạch: Phù ngoại biên ở mu bàn chân, teo cơ, giảm trương lực cơ.

Biến chứng bệnh đái tháo đường người bệnh nên biết
Hotline0812217575