Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

Giảm sốt ở trẻ em: Sử dụng Acetaminophen sao cho an toàn – hiệu quả

Acetaminophen hay còn gọi là paracetamol, là thuốc có tác dụng hạ sốt và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên việc sử dụng acetaminophen để hạ sốt cho trẻ cần được cân nhắc kỹ bởi vấn đề này còn nhiều tranh cãi.

1. Acetaminophen là gì?

Acetaminophen (hay còn có tên gọi phổ biến là paracetamol ) là một thuốc rất thường được sử dụng và có thể mua dễ dàng tại nhà thuốc mà không cần có đơn thuốc từ bác sĩ. Acetaminophen có tác dụng giảm đau và hạ sốt, song lại không có tác dụng kháng viêm (khác với aspirin). Tuy nhiên, khả năng hạ sốt cho trẻ em của thuốc này vẫn còn nhiều tranh cãi.

So với các thuốc kháng viêm không steroid (như ibuprofen), acetaminophen có rất ít tác dụng phụ trong khoảng liều điều trị nên bệnh nhân có thể tìm mua dễ dàng mà không cần có chỉ định từ bác sĩ. Acetaminophen thường được phối hợp cùng với các thành phần khác trong đơn thuốc trị cảm cúm, cảm lạnh, hạ sốt thông thường. Thuốc được hấp thu bằng đường uống (dạng viên nén, viên sủi, siro), đường hậu môn (thuốc đặt) hoặc đường tĩnh mạch (dạng tiêm). Tác dụng của thuốc thường xuất hiện trong vòng 2 - 4 giờ sau khi sử dụng.

2. Quan niệm sai lầm khi dùng paracetamol để hạ sốt cho trẻ

Mặc dù acetaminophen có tác dụng giảm đau và hạ sốt hiệu quả, nhưng nó cũng kèm theo nguy cơ gây ra những tác dụng phụ nhất định. Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là trẻ em và trẻ sơ sinh.

Khi cần hạ sốt cho trẻ, phụ huynh thường mua paracetamol và chia nhỏ liều để sử dụng cho trẻ em. Đây được xem là một quan niệm sai lầm trong việc dùng thuốc và có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ.

Phụ huynh không thể cho trẻ dùng liều chia nhỏ của người lớn và ngược lại, cũng không thể cho trẻ lớn dùng liều cao hơn của trẻ nhỏ. Dùng thuốc không đúng liều lượng là một trong những vấn đề lớn nhất và thường gặp nhất trong việc điều trị bằng acetaminophen để hạ sốt cho trẻ em. Nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn trong việc phân chia liều lượng của thuốc một phần là do không có nhiều sự lựa chọn khác nhau về liều lượng, độ mạnh cũng như chưa có đầy đủ các hướng dẫn phân liều khác nhau cho các trẻ trong những độ tuổi và tình trạng bệnh khác nhau.

Mặt khác, việc xác định liều của paracetamol trở nên phức tạp hơn khi sử dụng kết hợp với những thành phần khác trong các thuốc để làm giảm nhiều triệu chứng, chẳng hạn như giảm ho hoặc cảm lạnh. Acetaminophen hiện có mặt trong hơn 600 loại thuốc, bao gồm cả thuốc kê đơn (ETC) và không kê đơn (OTC).

Nói chung, acetaminophen được xem là an toàn và hiệu quả cho hầu hết các đối tượng bệnh nhân, nếu được dùng theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Tuy nhiên, với đối tượng nhạy cảm như trẻ sơ sinh, việc cho trẻ uống với liều cao hơn một chút so với liều chỉ định hoặc vô tình dùng thêm một loại thuốc khác cũng có chứa acetaminophen có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn, thường gặp nhất là buồn nôn và nôn ói.

Trong một số trường hợp quá liều ở cả người lớn và trẻ em, nguy cơ có thể dẫn đến suy gan và tử vong. Trên thực tế, ngộ độc paracetamol là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy gan ở Mỹ.

3. Quy định ghi nhãn thuốc có chứa acetaminophen

Theo quy định của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) ban hành năm 2009, nhà sản xuất phải thêm chữ "acetaminophen" ở mặt trước của tất cả các thuốc không kê đơn có chứa thành phần hoạt chất acetaminophen, cả trên nhãn của thùng hàng và hộp đựng.

Tuy nhiên, các thuốc kê đơn không có nhãn thông tin thuốc. Thay vào đó, nhà thuốc đặt in nhãn trên máy tính dựa trên đơn thuốc của bác sĩ rồi dán lên hộp đựng trước khi bán cho bệnh nhân. Theo đó, phía nhà thuốc thường sử dụng từ viết tắt là APAP (N-acetyl-p-aminophenol) hoặc một từ rút gọn của acetaminophen để thể hiện sự có mặt của thành phần hoạt chất này. Đa số các bậc cha mẹ không hề biết ý nghĩa của những chữ viết tắt này, và do đó họ không thể nhận ra một loại thuốc do bác sĩ kê đơn có chứa acetaminophen (nếu không chủ động hỏi). Hậu quả, trẻ có thể vô tình dùng quá liều paracetamol có trong đơn thuốc của bác sĩ và một loại thuốc khác không kê đơn do nhà thuốc bán cũng có chứa hoạt chất này.

Để khắc phục tình trạng này và ngăn ngừa tác hại do dùng thuốc quá liều, FDA đã đề nghị các nhà thuốc phải ghi nhãn thuốc đầy đủ tên thành phần hoạt chất “acetaminophen” trên các hộp đựng thuốc bán theo toa.

4. Lời khuyên khi dùng acetaminophen cho trẻ em

Cần cẩn trọng khi dùng paracetamol với trẻ em

  • hông bao giờ cho trẻ em uống cùng một lúc nhiều hơn một loại thuốc có chứa hoạt chất acetaminophen. Để xác định một thuốc có chứa acetaminophen hay không, cha mẹ hãy tìm kiếm tên “acetaminophen” hoặc “paracetamol” trong mục Thành phần hoạt chất trên nhãn thông tin thuốc;
  • Cung cấp thông tin cân nặng và tuổi của con để nhân viên y tế có thể lựa chọn một thuốc hạ sốt cho trẻ phù hợp. Ngoài ra, phần hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất (trong tờ thông tin thuốc) cũng sẽ cho phụ huynh biết thuốc có phù hợp với con hay không và cách sử dụng ra sao. Trường hợp nếu cân nặng hoặc tuổi của con không được liệt kê trên nhãn thuốc để xác định liều lượng, hoặc nhãn thuốc không cung cấp thông tin về liều lượng, cha mẹ hãy hỏi trực tiếp dược sĩ hoặc bác sĩ;
  • Tuân thủ chỉ định điều trị trong hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc thông tin kê đơn của bác sĩ. Nếu tình trạng sốt hoặc đau không cải thiện, hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và tìm phương án điều trị phù hợp hơn. Không mua thêm số ngày thuốc và liều thuốc bổ sung ngoài chỉ định;
  • Đối với dạng dùng thuốc ở thể lỏng (như siro), hãy sử dụng dụng cụ đo đi kèm với sản phẩm. Không dùng thìa bếp hay muỗng cà phê (trừ trường hợp có hướng dẫn đặc biệt);
  • Ghi chú lại các loại thuốc mà trẻ đang sử dụng hàng ngày trong một quyển sổ khám bệnh. Cung cấp thông tin này cho bác sĩ hoặc người chăm sóc trẻ nếu cần thiết;
  • Nếu phát hiện trẻ sử dụng quá liều acetaminophen, hãy đưa trẻ đến trung tâm y tế càng sớm càng tốt, ngay cả khi không nhận thấy triệu chứng quá liều.

Khi sử dụng acetaminophen để hạ sốt cho trẻ, phụ huynh cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc thông tin thuốc của nhà sản xuất để hạn chế nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm do dùng thuốc quá liều.

Cha mẹ có thể đưa trẻ đi khám bác sĩ để nhận được những tư vấn chuyên môn cần thiết về việc điều trị hạ sốt ở trẻ. 

Phòng khám đa khoa Biển Việt là cơ sở uy tín trong điều trị các bệnh thuộc chuyên khoa Nhi mà cha mẹ nên lựa chọn. Tại đây có đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giàu chuyên môn và kinh nghiệm, luôn tận tâm vì sức khỏe người bệnh; cơ sở vật chất hiện đại, không ngừng được đầu tư; dịch vụ y tế chuyên nghiệp, đảm bảo sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng khi đến khám chữa bệnh tại Biển Việt.

Quý khách có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề hạ sốt ở trẻ cũng như quy trình khám chữa bệnh tại Biển Việt vui lòng đến trực tiếp hoặc đăng ký khám trực theo số điện thoại 02435420311/ 0812217575/ 0912075641  để được tư vấn, hỗ trợ.

Nguồn tham khảo: fda.gov

Giảm sốt ở trẻ em: Sử dụng Acetaminophen sao cho an toàn – hiệu quả
Hotline0812217575