Lác mắt là một bệnh lý mà hai mắt không nhìn cùng một điểm. Có khoảng 2 đến 3 triệu người Việt Nam mắc bệnh mắt lác. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến thị lực của bệnh nhân. Ngoài ra, bị mắt lác còn ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ.
1. Lác mắt là gì?
Bệnh mắt lác là bệnh lý của mắt mà hai mắt không nhìn thẳng được mà nhìn theo hai hướng khác nhau. Một mắt nhìn thẳng về phía trước, trong khi đó mắt còn lại không nhìn thẳng mà nhìn theo 1 trong các hướng: Nhìn vào trong, ra ngoài, nhìn lên trên, xuống dưới. Dựa vào mắt nhìn lệch mà có tên gọi khác nhau như mắt lác ngoài: mắt nhìn lệch nhìn ra ngoài Mắt nhìn thẳng và mắt nhìn lệch có thể hoán đổi hoặc luân phiên nhau. Theo một nghiên cứu, có khoảng 2 đến 3 triệu người Việt Nam bị mắt lác.
2. Cơ chế gây lác mắt
Mỗi mắt có 6 cơ vận nhãn ngoại lai để điều chỉnh hoạt động của nhãn cầu bao gồm 4 cơ thẳng (cơ thẳng trên, cơ thẳng dưới, cơ thẳng trong, cơ thẳng ngoài) và 2 cơ chéo (cơ chéo bé, cơ chéo lớn). Các cơ giúp mắt di chuyển về bên phải, bên trái, lên trên, xuống dưới và xoay nhãn cầu.
Để hai mắt có thể nhìn vào một điểm, tất cả các cơ ở mỗi mắt phải hoạt động đồng thời và phối hợp nhịp nhàng với nhau.
Ở mắt bình thường, cả hai mắt cùng nhìn vào một điểm, hình ảnh thu được tại tế bào que được dẫn truyền qua dây thần kinh thị giác đến trung khu thần kinh thị giác tại não. Tại đây, hình ảnh từ hai mắt sẽ được tổng hợp thành một ảnh ba chiều duy nhất - đây được gọi là thị giác tinh tế. Khi hai mắt không cùng nhìn vào một điểm, hai hình ảnh hai mắt được chuyển đến não bộ. Ở trẻ em, não sẽ loại bỏ hình ảnh của mắt nhìn lệch hoặc hình ảnh mờ hơn, từ đó trẻ sẽ nhìn thấy hình ảnh của mắt nhìn thẳng hoặc mắt có hình ảnh rõ hơn. Ở người lớn, não bộ không thể loại bỏ hình ảnh của mắt nhìn lệch nên người bệnh sẽ nhìn đôi.
3. Các nguyên nhân gây lác mắt
Do tổn thương ở dây thần kinh thị giác, trung khu thần kinh thị giác hoặc tổn thương tại cơ vận nhãn mà gây ra lác.
- Nhược thị thực thể: đục thủy tinh thể,...
- Tật khúc xạ: cận thị nặng, viễn thị không được điều trị.
- Liệt cơ vận nhãn
- Di truyền
- Tổn thương não: Khối u
- Bất thường về giải phẫu: Do cơ yếu hoặc bám bất thường so với vị trí giải phẫu, dị dạng hốc mắt.
- Biến chứng của bệnh khác: Tiểu đường, chấn thương sọ não, …
4. Yếu tố nguy cơ
- Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh tương tự
- Mắc các tật khúc xạ: Viễn thị mà không được chữa trị thì nguy cơ mắc lác mắt sẽ cao hơn so với người được điều trị.
- Bệnh lý nền: Down, bại não, đã từng có cơn đột quỵ, chấn thương sọ não, đái tháo đường,... thì nguy cơ mắc lác mắt cao hơn so với người bình thường.
5. Dấu hiệu/ triệu chứng của bệnh
Các dấu hiệu của bệnh mà bạn có thể nhận ra như: hay nheo mắt khi nhìn hoặc vật ở phía trước nhưng vẫn phải liếc mắt.
Các cách kiểm tra:
- Bạn đứng đối diện và nhìn thẳng vào mắt của người cần khám. Nếu bạn thấy hai mắt nhìn bạn không đối xứng thì rất có thể là người được khác bị lác.
- Bạn đưa cho trẻ một món đồ chơi mà bé thích, quan sát kĩ khi bé nhìn món đồ chơi đó, mắt bé có bị lệch sang một bên không? Nếu có có thể trẻ đã bị lác.
Mắt lác mà xảy ra đột ngột, bệnh nhân thường có kèm triệu chứng song thị (nhìn đôi). Để giảm triệu chứng này, người bệnh có nghiêng đầu về một bên. Triệu chứng nhìn đôi giảm nhưng bệnh nhân luôn có xu hướng nghiêng đầu.
Với những trường hợp lác ẩn hay lác nhẻ, nhìn không thể phát hiện ra được. Khi bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ cần kiểm tra định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa mắt uy tín để được khám và điều trị sớm.
Bệnh mắt lác là bệnh lý dễ phát hiện, và cần phát hiện sớm nhất là ở lứa tuổi trẻ em. Trẻ em dưới 3 tuổi, phát hiện sớm được bệnh thì sau khi điều trị tỉ lệ thành công lên đến 92%. Ở người lớn, lác mắt thường là một triệu chứng của bệnh hoặc biến chứng của một bệnh lý nền. Nhận biết được các dấu hiệu lác mắt, từ đó có thể phát hiện được các bệnh lý nền hoặc các bệnh gây lác mắt. Nếu bạn hoặc những người xung quanh có yếu tố nguy cơ hoặc dấu hiệu mắt lác cần nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để khám và điều trị.
Phòng khám đa khoa Biển Việt là một trong những phòng khám không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.
Khách hàng có thể đặt lịch khám qua tổng đài: 02435420311/ 0812217575/ 0912075641
Địa chỉ phòng khám: Số nhà 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Hà Nội (gần bệnh viện Quân đôi 103).