Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

Những ai cần phải sàng lọc phát hiện tiểu đường típ 2

Bệnh tiểu đường típ 2 thường tiến triển âm thầm, nên bệnh nhân ở giai đoạn đầu hầu như không biết mình bị bệnh vì không có triệu của bệnh không biểu hiện rõ rệt. Do đó, xét nghiệm sàng lọc định kỳ giúp phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời. Vậy ai sẽ là đối tượng tầm soát tiểu đường típ 2? Cùng tham khảo bài biết sau đây của Phòng khám đa khoa Biển Việt nhé.

>>  5 cách phòng chống bệnh tiểu đường trước khi quá muộn

>> Bệnh nhân tiểu đường – Chỉ số vàng HBA1C và 10 điều cân biết

Những người cần tầm soát tiểu đường típ 2

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kì, tất cả những người trưởng thành không có triệu chứng của bệnh nhưng có các yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh nên kiểm tra đường huyết định kỳ, còn những người không có yếu tố nguy cơ thì nên xét nghiệm kiểm tra khi tuổi ≥ 45 và lặp lại mỗi 1 – 3 năm sau đó.

1. Người ở độ tuổi trưởng thành

Thường là những người ở độ tuổi trưởng thành sẽ không có triệu chứng mắc bệnh tiểu đường nhưng nếu bạn nằm trong những top sau thì cân phải làm xét nghiệm sàng lọc tiểu đường ngay lập tức:

- Bạn là người thừa cân, béo phì.

- Người ít vận động.

- Bố mẹ hoặc anh chị ruột bị tiểu đường típ 2.

- Người Mĩ gốc Phi, người Mĩ Latinh, người Mỹ bản địa, người Mĩ gốc Á, người gốc đảo Thái Bình Dương.

- Người có vòng bụng to: nam ≥ 90cm, nữ ≥ 80cm

- Phụ nữ có tiền sử bị tiểu đường kì thai hoặc sinh con nặng hơn 4kg

- Rối loạn lipid máu: nồng độ HDL cholesterol máu ≤ 35 mg/dl và/hoặc nồng độ triglyceride ≥ 250 mg/dl

- Tăng huyết áp: huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg hay đang điều trị bằng thuốc hạ huyết áp

- Hội chứng buồng trứng đa năng.

- Bất thường xét nghiệm đường huyết trước đó: rối loạn đường huyết khi đói hoặc rối loạn dung nạp glucose (tiền đái tháo đường)

- Tiền sử bị bệnh tim mạch.

2. Trẻ em và thiếu niên cũng cần xét nghiệm tiểu đường típ 2

Bệnh tiểu đường ở trẻ em ngày càng có xu hướng gia tăng và rất khó điều trị vì trẻ em luôn rất cần nhiều dinh dưỡng để phát triển. Bên cạnh đó, tình trạng trẻ mắc đtđ típ 2 cũng đã xuất hiện và ngày càng tăng mà nguyên nhân là do thói quen ăn uống và lối sống thiếu lành mạnh.

Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh mãn tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em tới người già. Đây là bệnh rất thường gặp, lại khó khống chế, nhất là ở trẻ em, vì từ trước đến nay hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chỉ có người lớn mới mắc bệnh nhưng trên thực tế thì có rất nhiều trẻ mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh tiểu đường ở trẻ em thuộc nhóm phụ thuộc insulin, xảy ra do tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ lượng  insulin cần  thiết để hấp thu và sử dụng đường làm năng lượng nuôi cơ thể, là bệnh thường gặp ở trẻ em, chiếm 90 - 95% là trẻ dưới 16 tuổi. Tiểu đường ở trẻ em là bệnh giống như bệnh miễn dịch vì hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công vào mô hoặc những tổ chức tế bào của cơ thể trong đó có insulin ở tuyến tuỵ bị tấn công và phá hủy.

Tiểu đường típ 2 vốn thường gặp ở người lớn do liên quan đến yếu tố ăn uống, béo phì, tăng huyết áp, ít vận động nên không tiêu hao năng lượng...

Hầu hết trẻ mắc bệnh tiểu đường típ 2 ở nước ta cũng có mối liên hệ với chứng thừa cân, béo phì bởi lối sống thiếu cân bằng và chứng ăn uống thiếu điều độ gây nên. Bên cạnh đó, một phần nguyên nhân nữa là do nhận thức của những bậc phụ huynh do cưng chiều nên đã có không ít trường hợp khi trẻ đến khám vì tình trạng thừa cân, béo phì và có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường típ 2 nhưng cha mẹ cho rằng trẻ gầy và lười ăn. Trong khi đó, việc điều trị cho trẻ tiểu đường típ 2 không hề đơn giản vì người bệnh tiểu đường típ 2 ngoài việc dùng thuốc còn phải thực hiện chế độ ăn kiêng cực kỳ nghiêm ngặt nhưng với trẻ thì không thể bắt trẻ ăn kiêng cho nên việc tạo lập ý thức về bệnh cho trẻ không dễ.

Những biểu hiện bệnh tiểu đường tip 2

Bệnh tiểu đường típ 2 có thể xuất hiện 1 hoặc 2 trong 4 dấu hiệu điển hình và trong một số trường hợp không có biểu hiện gì.

Những biểu hiện ở trẻ em cũng tương tự như người lớn và chúng xuất hiện trong một vài tuần như:

- Khát nước: trẻ em/ người lớn uống nhiều nước hơn bình thường và không có cảm giác dịu cơn khát.

- Mệt mỏi: trẻ em/ người lớn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi kéo dài.

- Giảm cân: trẻ em/ người lớn sút cân nhanh không rõ nguyên nhân.

- Thường xuyên đi tiểu: trẻ em sử dụng nhà vệ sinh thường xuyên; đối với trẻ nhỏ thường xuyên đái dầm; ở trẻ sơ sinh có thể thấy bỉm nặng hơn bình thường. Người lớn thường xuyên buồn và đi tiểu nhiều lần trong ngày, số lượng nước tiểu cũng nhiều hơn.

- Đau bụng.

- Đau đầu.

- Có hành vi cư xử khác thường.

Các xét nghiệm dùng để chẩn đoán đái tháo đường

  • HbA1C: Ngưỡng chẩn đoán là ≥ 6,5%, xét nghiệm phản ánh đường huyết trung bình trong 3 tháng qua. Không cần nhịn đói khi làm xét nghiệm.
  • Đường huyết buổi sáng lúc đói: Ngưỡng chẩn đoán ≥ 126 mg/dl (7 mmol/l). Người bệnh cần nhịn đói và chỉ được uống nước lọc qua đêm đủ ít nhất 8 giờ trước khi làm xét nghiệm.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose: Bạn phải nhịn đói qua đêm ít nhất 8 giờ. Khi làm xét nghiệm, bạn sẽ được uống 75g đường glucose và kiểm tra đường huyết 2 giờ sau đó. Chẩn đoán xác định, nếu kết quả đường huyết ≥ 200mg/dl (11,1 mmol/l).
  • Đo đường huyết bất kỳ: Đo đường huyết tĩnh mạch bất kỳ lúc nào trong ngày, không cần nhịn đói ≥ 200mg/dl (11,1 mmol/l) và có các triệu chứng mắc bệnh đái tháo đường: khát nước, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy sút cân.

Các xét nghiệm trên (trừ trường hợp cuối cùng) cần được thực hiện lại lần thứ 2 vào một ngày khác trong vòng 1 – 7 ngày.

Trên đây là thông tin về những đối tượng dễ mắc bệnh đái tháo đường típ 2. Nếu bạn hoặc người thân nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ này thì cần đi sàng lọc ngay để có biện pháp phòng ngừa bệnh nhé!

Phòng khám đa khoa Biển Việt

Dịch vụ xét nghiệm, tầm soát bệnh tiểu đường ở trẻ em và người lớn uy tín, nhanh chóng, chính xác nhất khu vực Hà Nội.

Đăng ký ngay hoặc liên hệ hotline 0243.542.0311 để được tư vấn.

Những ai cần phải sàng lọc phát hiện tiểu đường típ 2
Hotline0812217575