Chảy máu cam (chảy máu mũi) là tình trạng sức khỏe thường gặp đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Khi gặp phải tình trạng này các bậc phụ huynh có xu hướng cầm máu bằng mọi cách tuy nhiên trong đa phần các trường hợp kỹ thuật cầm máu không đúng và không hiệu quả thậm chí có thể gây ra các biến chứng không đáng có cho trẻ.
1. Chảy máu cam (chảy máu mũi) là bị gì?
Chảy máu máu cam (hay còn gọi chảy máu mũi) là tình trạng chảy máu từ niêm mạc mũi trước hoặc chảy ra mũi sau xuống họng, xuất hiện thường xuyên ở trẻ nhi, đặc biệt là trẻ từ 3-8 tuổi. Do sự phân bố của hệ thống mạch máu trong mũi, đa số các trường hợp chảy máu mũi đều có điểm chảy ở phần trước của mũi trong khi đó chỉ có khoảng 10% là điểm chảy nằm sau. Chảy máu thường xảy ra vào buổi sáng hơn là các thời điểm khác trong ngày và thường xảy ra khi thời tiết trở nên lạnh và khô.
2. Tại sao chảy máu cam thường xảy ra?
Việc xác định nguyên nhân chảy máu cam không phải là việc đơn giản do có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này, xuất hiện riêng rẽ hoặc đồng thời. Chấn thương là một trong những nguyên nhân chính gây chảy máu mũi, có thể do bị va chạm mạnh khi té ngã, đánh nhau hay đơn thuần chỉ do trẻ ngoáy mũi, xì mũi không đúng cách. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân có thể gây ra chảy máu cam như:
- Mạch máu quá nhạy cảm và có thể vỡ khi thời tiết hanh khô, khi sử dụng lò sưởi, máy điều hòa trong thời gian dài
- Dị ứng, nhiễm trùng ở vùng mũi họng và xoang
- Ngoáy mũi hay các loại chấn thương cục bộ khác
- Xì mũi quá mạnh
- Trẻ nhét dị vật vào mũi như hạt cườm, cục pin
- Rặn mạnh khi đi ngoài phân bị táo bón
- Vách ngăn mũi bị vẹo
- Thở oxy qua ống thông mũi
- Tác dụng phụ của các thuốc chống viêm, thuốc xịt mũi
- Gãy xương mũi hay vỡ nền sọ
- Bệnh lý rối loạn đông máu
- Khối u lành tính hoặc ác tính
3. Xử trí trẻ em bị chảy máu cam như thế nào?
Trẻ bị chảy máu cam không nên cho trẻ ngửa cổ để cầm máu
Khi trẻ bị chảy máu cam không nên cho trẻ nằm xuống giường hay ngửa cổ để cầm máu như cách mà mọi người hay làm vì vừa không mang lại hiệu quả cầm máu, vừa làm trẻ đi tiêu ra máu do nuốt phải máu chảy từ mũi xuống họng. Hơn nữa điều này còn khiến ta không thể đánh giá chính xác mức độc chảy máu để có hướng xử trí thích hợp và đưa trẻ đến bệnh viện. Cần trấn an, dỗ dành trẻ để tránh hoảng sợ và giúp trẻ hợp tác tốt hơn, sau khi trẻ đã bình tĩnh thì thực hiện các bước sau:
- Yêu cầu trẻ xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ các cục máu đông đã hình thành bên trong mũi, bỏ qua giai đoạn này nếu trẻ quá nhỏ
- Đặt trẻ ngồi thẳng, đầu và cổ hơi ngả về trước. Đây là tư thế giúp máu không bị chảy xuống họng, tránh gây nôn và tiêu chảy
- Dùng ngón tay trỏ và ngón cái để bóp chặt hai bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm) của trẻ, không bóp phần xương sống mũi vì làm vậy sẽ không giúp cầm máu, cũng không nên ấn một bên cánh mũi kể cả trong trường hợp máy chảy từ một bên
- Bóp chặt cánh mũi trong 10 phút, không thả tay quá thường xuyên để kiểm tra xem máu ngừng chảy, máu cần thời gian để tạo cục máu đông do đó thả tay quá sớm hay thường xuyên sẽ khiến việc chảy máu kéo dài hơn
- Có thể chườm lạnh hay đặt khăn mát lên vùng hốc mũi giúp mạch máu ở mũi co lại làm chậm quá trình chảy máu
- Hướng dẫn trẻ nhổ máu tích tụ trong miệng
- Cho trẻ uống nước mát để đỡ căng thẳng và tẩy bớt mùi máu trong miệng
- Sau 10 phút kiểm tra xem máu ngừng chảy chưa.
Cha mẹ cần xử lý đúng cách khi bé bị chảy máu cam
Trong trường hợp máu không cầm được sau khi sơ cứu 20 phút, chảy máu tái đi tái lại, máu chảy nhanh hoặc mất nhiều máu (hơn một cốc đầy), trẻ cảm thấy yếu, mệt mỏi, chóng mặt thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được theo dõi đầy đủ và xử trí kịp thời.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. Hiện nay, Phòng khám đa khoa Biển Việt có các gói khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 02435420311/ 0812217575/ 0912075641 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY