Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

Rau cài răng lược là gì? Để tránh biến chứng sản phụ nên làm gì ?

Rau cài răng lược là bệnh rất hiếm gặp ở sản phụ, vậy nên trước đây thường được ít quan tâm và trong chẩn đoán dễ bị sót. Đã không ít sản phụ tử tai biến sản khoa và tử vong liên quan đến biến chứng của rau cài răng lược, bởi bệnh khó chuẩn đoán trước sinh.

Bệnh rau cài răng lược ở sản phụ là gì ?

Rau cài răng lược là hiện tượng bệnh lý nhau không bong tróc khỏi thành tử cung sau quá trình sinh nở. Hay có thể hiểu là sự bám bất thường hoặc xâm lấn một phân hay toàn bộ bánh rau vào lớp cơ tử cung.

Ở tình trạng này, nếu nhau cài bám vào tử cung quá sâu, râu không thể tự tách thành tử cung hoặc chỉ bong một phần. Vấn đề này xảy ra khi các mạch máu mở, mà không đóng kịp thời. Và đây chính là nguyên nhân phải truyền máu, hay nhiễm trùng hậu phẫu và những lỗ dò sau mổ cho sản phụ.

Nguyên nhân gây ra rau cài răng lược ở sản phụ

Ở mẹ bầu, thông thường bánh rau sẽ bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ sau khi trứng được thụ tinh.

Khi niêm mạc tử cung bị suy yếu, không đủ dinh dưỡng, không đủ dày, dễ bị tổn thương thì bánh rau sẽ không bám vào được. Rau thai sẽ ăn sâu vào lớp cổ tử cung, bám chặt ở đây và làm tổ gây nên bệnh rau cài răng lược.

Những trường hợp có nguy bị rau cài răng lược cao

- Rau cài răng lược sẽ thường xảy ra ở các mẹ bầu bị nhau thai tiền đạo.

- Tiền sử sản phụ sinh mổ : Tỉ lên mắc rau cài răng lược sẽ tăng theo số lần mổ lấy thai trước đó. Mổ lần một tăng nguy cơ cho mang thai lần 2 gấp 4-5 lần và tăng nguy cơ mổ lần 2 lên 11.3 lần.

- Tiền căn bóc nhân xơ tử cung, u xơ tử cung dưới niêm mạc, dính buồng tử cung. Có lạc nội mạc tử cung ở cơ tử cung.

- Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi.

- Đẻ nhiều lần: 1/4 sản phụ rau cài răng lược có số lần mang thai hơn 6 lần. Tiền sử nạo phá thai nhiều lần.

Cách xử lý rau cài răng lược

  • Khi có chẩn đoán chủ động trước lúc sinh : Điều trị phụ thuộc vào mức độ bám chặt của nhau, mức độ tổn thương các cơ quan lân cận. Khi thấy nhau bám quá chặt, xâm lấn các cơ quan lân cận, bác sĩ sẽ đề nghị mổ lấy em bé, để nguyên bánh nhau và cắt tử cung cùng với bánh nhau, vì nếu cố bóc nhau sẽ làm mất máu trầm trọng và tổn thương tử cung lẫn cơ quan lân cận
  • Khi cài răng lược ít hơn: có thể chỉ mổ sinh, cố gắng lấy phần nhau bong được, phần nhau khó lấy sau đó sẽ dùng thuốc để diệt. Cuộc mổ sinh có nhau cài răng lược là cuộc mổ khó, đòi hỏi tay nghề người mổ phải cao để tránh mất máu nhiều cũng như có khả năng ảnh hưởng việc mang thai lần sau
  • Khi chẩn đoán rau cài răng lược sau lúc thai nhi ra đời: tuỳ theo sinh mổ hay sinh thường, cần nghi ngờ có nhau cài răng lược nếu thấy nhau không bong tự nhiên sau khi em bé ra, chẩn đoán lúc này là khá bị động, xử trí cụ thể tùy theo tình trạng nhau bám, tình trạng mất máu của mẹ.

Để xử lý tình trạng rau cài răng lược, nhiều trường hợp, bác sĩ phải cắt bỏ tử cung của người mẹ sau cuộc phẫu thuật lấy thai. Tuy nhiên, với nhiều bệnh nhân (tùy từng trường hợp cụ thể), hiện nay các bệnh viện đã áp dụng mọi biện pháp tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé mà vẫn giữ được tử cung cho mẹ.

Sản phụ làm gì để giảm nguy cơ mắc rau cài răng lược

- Chị em nên tránh hoặc hạn chế nạo phá thai.

- Phải theo dõi thai định kỳ, nhất là đối với trường hợp sau mổ đẻ, có nạo hút thai.

- Trong thời kì mang thai, khi đã được bác sĩ chẩn đoán về tình trạng rau cài răng lược, bạn cần hết sức bình tĩnh và sáng suốt để chấp nhận các phương án điều trị, nhằm mang lại an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Bạn nên khám thai định kỳ và theo dõi trong suốt thai kỳ để tránh tối đa nhất rủi ro của chứng bệnh này. Tại Phòng khám đa khoa Biển Việt toàn bộ quá trình này được thực hiện chặt chẽ, không bỏ sót vấn đề của thai nhi, giải quyết nhiều trường hợp khó như: rau cài răng lược, dây rốn thắt nút, thai non,..Ngoài ra, quy tụ đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao trong và ngoài nước cũng như chất lượng của hệ thống máy siêu âm, thiết bị y tế được trang bị hiện đại, quy trình thăm khám thai chính xác, khoa học sẽ xử trí bất thường trong thời kỳ mang thai một cách nhanh chóng để mẹ có được một thai kỳ an toàn nhất.

Các biến chứng của rau cài răng lược

- Băng huyết sau sinh phải truyền máu, đe dọa đến tính mạng sản phụ

- Sót rau gây nhiễm trùng sau sinh.

- Sinh non do chảy máu nhiều, phải cắt tử cung để bảo tồn tính mạng

- Nếu rau cài đến bàng quang hay trực tràng thì đôi khi phải cắt bỏ 1 phần bàng quang hay trực tràng thì mới cầm máu được.

- Gây hậu quả nặng nề như dò bang quang, âm đạo, trực tràng,…

Rau cài răng lược là gì? Để tránh biến chứng sản phụ nên làm gì ?
Hotline0812217575