Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

Thuốc dự phòng trước phơi nhiễm PrEP – HIV, những điều bạn cần biết?

 PrEP viết tắt từ tiếng Anh (pre-exposure pro- phylaxis), có nghĩa là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho những người có hành vi nguy cơ nhưng không nhiễm HIV, sử dụng thuốc kháng vi rút (ARV) hàng ngày hoặc theo chỉ định để phòng lây nhiễm. 

Khi dùng PrEP hàng ngày, nó có thể ngăn chặn không cho HIV xâm nhập và nhân lên trong cơ thể lên đến hơn 90% qua đường tình dục và 70% qua đường tiêm chích.

1. PrEP mang những lợi ích gì? 

Khi sử dụng PrEP mỗi ngày, PrEP có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV đến hơn 90%. 

Tuân thủ dùng PrEP đều đặn là vô cùng quan trọng để dự phòng HIV. 

2. Ai nên sử dụng PrEP? 

Những người chưa nhiễm HIV và có nguy cơ nhiễm HIV gồm: 

Gần đây, có quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su với nhiều bạn tình, hoặc với bạn tình không rõ tình trạng nhiễm HIV. Bạn tình có HIV nhưng chưa điều trị hoặc đang điều trị nhưng chưa đạt tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml máu. Thường sử dụng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích. Gần đây có mắc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Có trao đổi tình dục lấy tiền hoặc ma tuý. 

Người dị ứng với thuốc (tenofovir và emtricit- abine); Người mắc rối loạn chức năng thận; Người có dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiễm HIV cấp tính. Người đang sống với HIV.

3. Ai không nên sử dụng PrEP? 

Do không phải tất cả mọi người đều dùng được PrEP, nên một người muốn dùng PrEP cần phải được bác sĩ tư vấn, khám và làm xét nghiệm trước khi chỉ định dùng. AN TÂM HẠNH PHÚC 

4. Trước khi sử dụng PrEP cần làm gì? 

Cần đến gặp bác sĩ để: 

Tư vấn; Xét nghiệm HIV; Có thể cân nhắc xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục; Xét nghiệm chức năng thận; 

Nếu khách hàng có thể dùng được PrEP, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc, giải thích và hướng dẫn việc sử PrEP. 

• Sử dụng hàng ngày hoặc theo chỉ định. 

• Một số việc có thể giúp bạn nhớ thời gian uống thuốc như sử dụng điện thoại nhắc giờ, hoặc uống thuốc say khi đánh răng. Nếu quên liều, cần uống ngay khi nhớ ra ngay. Tuy nhiên không được uống quá 2 liều trong một ngày (trong 24 giờ)

5. Sử dụng PrEP sau bao lâu mới có tác dụng?

Quan hệ tình dục qua đường hậu môn: Với PrEP hàng ngày, cần sử dụng ít nhất 7 liều (7 ngày) mới có tác dụng tối đa phòng lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục qua đường hậu môn. 

Với quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc phòng lây nhiễm HIV qua đường máu: Cần uống ít nhất 21 ngày mới có tác dụng phòng lây nhiễm HIV tối đa. 

Để được tư vấn và sử dụng PrEP vui lòng liên hệ 0812217575/ 0912075641.

6. Các tác dụng phụ của PrEP là gì? 

Hầu hết người dùng PrEP không gặp tác dụng phụ nào nghiêm trọng. 

Chỉ có khoảng 10% người sử dụng có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt, đau đầu, chán ăn...Thông thường, các tác dụng phụ này sẽ chấm dứt sau một đến hai tuần. 

PrEP không ảnh hưởng tới việc sử dụng hoóc-môn. 

Cần gọi điện và đến gặp bác sĩ ngay nếu những biểu hiện này kéo dài và ảnh hưởng đến sinh hoạt của khách hàng. 

7. Có cần tái khám định kỳ? 

Tái khám định kỳ là cần thiết để nhận thuốc và xét nghiệm theo dõi việc điều trị. 

Tái khám lần đầu sau 1 tháng; Tái khám lần 2 sau tái khám lần đầu 2 tháng. Sau đó định kỳ 3 tháng đến cơ sở y tế để khám và nhận thuốc một lần. Xét nghiệm HIV lại trong mỗi lần tái khám. 

Người sử dụng PrEP nếu có biểu hiện bất thường hoặc dị ứng, nên trao đổi ngay với bác sĩ. 

8. PrEP hiện đang được cung cấp ở đâu? 

Hiện tại tại Hà Nội thuốc PrEP đang được cung cấp miễn phí tại Phòng khám đa khoa Biển Việt.

Địa chỉ: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.

Điện Thoại: 0812217575/ 0912075641

9. Khi nào có thể dừng sử dụng PrEP? 

PrEP không cần phải dùng cả đời, có thể dừng sử dụng PrEP khi: 

Không còn nguy cơ lây nhiễm HIV, ví dụ: luôn sử dụng bao cao su đúng cách mỗi lần quan hệ tình dục; không sử dụng chung bơm kim tiêm...; Chỉ có một bạn tình mà bạn tình đó có HIV âm tính và không có hành vi nguy cơ cao; Vợ/chồng hoặc bạn tình có HIV đã điều trị ARV trên 6 tháng và có tải lượng vi rút đạt ngưỡng ức chế (dưới 200 bản sao/ml máu); 

Lưu ý: Việc tham vấn bác sĩ trước khi dừng sử dụng PrEP là quan trọng. 

12. Sử dụng PrEP thì không cần dùng bao cao su?

PrEP chỉ dự phòng lây nhiễm HIV nhưng không dự phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai hay viêm gan B, C... và không giúp phòng tránh thai. 

Do vậy vẫn cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. 

Để được tư vấn và sử dụng PrEP vui lòng liên hệ 0812217575/ 0912075641

Thuốc dự phòng trước phơi nhiễm PrEP – HIV, những điều bạn cần biết?
Hotline0812217575