Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

Ung thư tuyến giáp có chữa được không? Các dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến giáp?

Ung thư tuyến giáp có chữa được không là băn khoăn của nhiều người khi tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng đột biến và có nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe.

Hình ảnh mô phỏng về ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam, chiếm 1-2% trong tất cả các loại ung thư. Tiên lượng sống của bệnh phụ thuộc vào giai đoạn ung thư, mức độ ác tính của tế bào bướu và độ tuổi của người bệnh. Vậy ung thư tuyến giáp có chữa được không? Dấu hiệu cảnh báo bệnh sớm nhất là gì?

1. Ung thư tuyến giáp là gì?

Ung thư tuyến giáp là bệnh lý xảy ra khi các tế bào tuyến giáp phát triển bất thường, không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có hình bướm nằm ở giữa cổ, cấu tạo có hai thùy bên hông nối với nhau qua eo tuyến giáp. Tuyến giáp tiết ra hormone thyroxine (T4) có nhiệm vụ điều hòa sự trao đổi chất, tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

Các dạng ung thư tuyến giáp: 

Ung thư tuyến giáp thể nhú

Ung thư bắt nguồn từ tế bào nang, chiếm 70-80% tổng số trường hợp mắc bệnh, có tiến triển chậm.

Ung thư tuyến giáp thể nang

Chiếm 10 – 15% số người mắc bệnh, có tốc độ tiến triển nhanh hơn so với ung thư tuyến giáp thể nhú. 

Ung thư tuyến giáp thể tủy

Rất ít gặp, chiếm khoảng 5 – 10% trường hợp mắc bệnh, liên quan đến di truyền và các vấn đề nội tiết.

Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa

Hiếm gặp, chiếm tỷ lệ dưới 2% nhưng là loại nguy hiểm, khó điều trị do thường chẩn đoạn muộn, khi ung thư đã di căn. 

Ung thư tuyến giáp thể lympho 

Loại này rất hiếm gặp 

2. Triệu chứng ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp thường không có triệu chứng lâm sàng điển hình ở giai đoạn sớm. Khi các tế bào ung thư phát triển, có thể xuất hiện một số dấu hiệu:

  • Xuất hiện u giáp trạng, cứng, di chuyển theo nhịp nuốt hoặc u to, cố định trước cổ.
  • Vùng cổ xuất hiện hạch nhỏ, mềm, di động cùng bên với khối u.
  • Khàn tiếng.
  • Cảm giác nuốt vướng.
  • Khó thở nếu khối u xâm lấn vào khí quản.
  • Sưng tuyến bạch huyết và đau cổ.
  • Da vùng cổ bị thâm nhiễm, sùi loét chảy máu.

3. Nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây nên những thay đổi trong tế bào tuyến giáp. Tuy nhiên, một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp gồm:

(1) Hệ miễn dịch bị rối loạn

Khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn, chức năng sản sinh các kháng thể giúp chống lại sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn suy giảm. Điều này, tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus gây hại tấn công vào cơ thể, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư tuyến giáp.

 (2) Nhiễm phóng xạ

Cơ thể có thể bị nhiễm phóng xạ khi dùng tia phóng xạ để điều trị bệnh hoặc qua đường tiêu hóa, đường hô hấp do i-ốt phóng xạ.

(3) Yếu tố di truyền

Có khoảng 70% người bệnh ung thư tuyến giáp có người thân trong gia đình: bố, mẹ hoặc anh chị em ruột…từng mắc bệnh.

 (4) Tuổi tác

Bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 30 – 50 tuổi. Trong đó, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 4 lần so với nam giới. Nguyên nhân là sự thay đổi hormone ở phụ nữ như trong quá trình mang thai đã kích thích hình thành bướu giáp, hạch tuyến giáp.

(5) Mắc bệnh tuyến giáp

Các đối tượng bị bướu giáp, viêm tuyến giáp, bệnh basedow hoặc hormone tuyến giáp bị suy giảm có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp cao hơn so với người khỏe mạnh.

(6) Tác dụng phụ của một số thuốc

Người bệnh mắc bệnh tuyến giáp thường được bác sĩ chỉ định uống i-ốt phóng xạ, đây là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp.

(7) Các yếu tố nguy cơ khác

  • Cơ thể thiếu i-ốt.
  • Uống rượu bia thường xuyên.
  • Hút thuốc lá.
  • Thừa cân béo phì.

4. Chẩn đoán ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp được chẩn đoán qua các can thiệp y tế: 

  • Triệu chứng bệnh, khám lâm sàng và đánh giá tính chất của khối u tại tuyến giáp, khảo sát có hạch cổ đi kèm không.
  • Siêu âm màu tuyến giáp: Tái tạo lại hình ảnh của tuyến giáp giúp bác sĩ đánh giá mức độ ác tính của bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Đo nồng độ TSH (hormone kích thích tuyến giáp) để xem tuyến giáp có hoạt động bình thường không, chẩn đoán sớm các bệnh rối loạn tuyến giáp. 
  • Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA): Phương pháp rất có giá trị trong chẩn đoán u lành tính hay ác tính.

5. Ung thư tuyến giáp có chữa được không?

So với nhiều loại bệnh ung thư khác, tiên lượng ung thư tuyến giáp thường tốt hơn vì mức độ ác tính thấp. Bệnh có tỷ lệ chữa khỏi cao; nếu phát hiện sớm và chữa trị đúng thì chỉ có khoảng 10% tử vong.

Tại Việt Nam, 80 – 90%  ung thư tuyến giáp là ung thư thể biệt hóa. Với ung thư thư thể này, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật, điều trị bằng i-ốt phóng xạ 131 để tiêu diệt tế bào ung thư. Sau đó theo dõi và khám sức khỏe định kỳ, bệnh nhân có thể sống tốt nhiều chục năm.

PGS.TS Ngô Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm xạ trị quốc gia, Phụ trách khoa y học hạt nhân của bệnh viện cho biết: “ Có bệnh nhân ung thư tuyến giáp di căn phổi vẫn điều trị khỏi, sau 5 – 6 năm mới tái phát”.

Tiên lượng ung thư tuyến giáp theo từng giai đoạn:

  • Giai đoạn I: Tỷ lệ sống trên 5 năm là 100%.
  • Giai đoạn II: Tỷ lệ sống trên 5 năm từ 98 – 100%.
  • Giai đoạn III: Tỷ lệ sống trên 5 năm là 71 – 93%.
  • Giai đoạn IV: Tỷ lệ sống trên 5 năm là 28 – 51%.

Về điều trị bệnh, tùy vào từng loại ung thư tuyến giáp, giai đoạn bệnh, tuổi tác và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Phẫu thuật cắt tuyến giáp: Cắt một thùy vào eo giáp trạng hoặc toàn bộ tuyến giáp. Nếu tế bào ung thư đã di căn đến hạch cổ, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tổ chức hạch bạch tuyết quanh tuyến giáp.

  • Xạ trị với i-ốt phóng xạ: Bác sĩ cho người bệnh uống một lượng nhỏ i-ốt phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư, thường được chỉ định sau khi bệnh nhân cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp.
  • Nội tiết trị liệu: Bổ sung hàm lượng hormone thiếu hụt do tuyến giáp tiết ra sau khi cắt toàn bộ tuyến giáp hoặc sau khi điều trị i-ốt phóng xạ.
  • Xạ trị từ bên ngoài: Sử dụng các tia bức xạ ion hóa có năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Hóa trị: Dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Điều trị đích: Chỉ tác động đến tế bào ung thư, không tiêu diệt các tế bào lành tính. Đây là phương pháp điều trị được chỉ định khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
  • Sau khi kết thúc điều trị, người bệnh nên chủ động thăm khám 3 tháng/lần trong hai năm đầu và 1 năm/lần trong những năm kế tiếp để dự phòng ung thư tuyến giáp tái phát. Bên cạnh đó, cần xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, thường xuyên luyện tập thể thao và cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ (nếu có).
  • Phát hiện ung thư tuyến giáp ở giai đoạn sớm rất quan trọng trong hiệu quả chữa trị bệnh. Vì vậy, khi có các dấu hiệu bất thường, nghi ngờ ung thư tuyến giáp cần thăm khám sớm để chẩn đoán kịp thời. Đặc biệt, mỗi người nên chủ động tầm soát ung thư theo định kỳ, nhất là nhóm đối tượng sau 30 tuổi, có nguy cơ mắc bệnh cao để có thể phòng bệnh tốt nhất.
  • Hiện nay, Phòng khám Đa khoa Biển Việt đang triển khai gói tầm soát ung thư tuyến giáp với các hạng mục thăm khám chuyên sâu gồm: Khám tư vấn lâm sàng, chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA), siêu âm màu tuyến giáp với thiết bị mới nhất, xét nghiệm máu. Từ đó, giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và những thay đổi trong ADN của tế bào có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp. Đây là cơ sở giúp người bệnh có hướng điều trị kịp thời, tăng cơ hội chữa khỏi ở giai đoạn đầu, tránh bệnh tiến triển nặng khiến việc chữa trị phức tạp và tốn kém.
  • Truy cập website: https://phongkhambienviet.com/ hoặc liên hệ Hotline 0812217575/ 0912075641/ 02435420311 ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết về gói tầm soát ung thư tuyến giáp và đặt lịch hẹn
  • Địa chỉ phòng khám: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
Ung thư tuyến giáp có chữa được không? Các dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến giáp?
Hotline0812217575
icon chat