Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

Viêm gan B những điều bạn cần biết?

1. Bệnh viêm gan B là gì?

Gan là cơ quan quan trọng, có vài trò trong chuyển hóa, thải độc, bài tiết, miễn dịch, cân bằng dinh dường và nhiều chức năng khác. Viêm gan là tình trạng gan bị tổn thương co các nguyên nhân khác nhau.

Viêm gan B là bệnh do vi rút viên gan B gây ra (bệnh gan do HBV gây ra).

2. Tại sao cần phát hiện và điều trị kịp thời bệnh viên gan B?

Người mắc viêm gân B, nếu không được phát hiện và chữa kịp thời thì bệnh có thể tiến triển thành xơ gan, ung thư gan.

3. Viêm gan B lây truyền như thế nào?

Viêm gan B có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành qua đường máu, quan hệ tình dục và mẹ truyền sang con thông qua các hành vi nguy cơ sau :

  • Dùng chung dụng cư tiêm chích như bơm kim tiêm, nước pha thuốc với người viêm gan B.
  • Quan hệ tình dục với người viêm gan B không dùng BCS. Người có quan hệ tình dục đồng giới nhiễm HIV có nguy cơ cao nhiễm HCV.
  • Các can thiệp chăm sóc y tế : Truyền máu và các chế phẩm máu mà không được sàng lọc viêm gan B: Dùng chung dụng cụ xăm hình, xỏ khuyên với người viêm gan B. Lọc máu định kỳ không đảm bảo an toàn. Tiêm truyền không an toàn. Thực hành các thủ thuật y tế không đảm bảo an toàn (vết thường do kim đâm …).
  • Lây truyền từ mẹ sang con (4-8%), tăng khi mẹ đồng nhiễm HBV/ HIV (10-25%).
  • Dùng chung vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo, dụng cụ làm móng với người viêm gan B.

Lưu ý : Các hành vi không lây nhiễm viêm gan B : Ho, hắt hơi, ôm hôn, bắt tay với người bệnh, ăn chung, uống chung dùng chung bát thìa, cho con bú.

4. Làm thế nào để phòng tránh lây nhiễm viêm gan B?

Để phòng ngừa và giảm nguy cơ lây nhiễm HBV cần thực hiện:

  • Tiêm phòng vắc xin viêm gan B là biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho người chưa mắc bệnh;
  • Không dùng chung bơm kim tiêm, điều trị thay thế chất dạng thuốc phiện bằng methadone, buprenorphine đối với người nghiện chích ma túy;
  • Xăm hình, xỏ khuyên, châm cứu tại các cơ sở sử dụng các dụng cụ đảm bảo vô khuẩn;
  • Không dùng chung dụng cụ cá nhân (bàn chải đánh răng, dao cao, dụng cụ làm móng);
  • Phòng lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con;
  • Quan hệ tình dục an toàn;
  • Sàng lọc máu và chế phẩm máu, đảm bảo an toàn trong tiêm truyền tại các cơ sở y tế;
  • Xét nghiệm phát hiện HBsAg, chẩn đoán và điều trị thích hợp để dự phòng lây truyền vi rút viêm gan B cho người khác.

5. Tiến triển của nhiễm viên gan B như thế nào?

- Nhiễm viêm gan B có thể tự khỏi hoặc tiến triển thành mạn tính, đặc biệt ở trẻ sơ sinh (chiếm trên 90% trường hợp).

- Tiến triển của viêm gan vi rút B mạn có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan;

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến triển viêm gan B là nghiện rượu, đồng nhiễm HIV, HBV, …

6. Người mắc bệnh viêm gan B có biểu hiện gì?

Viêm gan B thường tiến triển âm thầm trong cơ thể người. Đa số người mắc viêm gan B không có biểu hiện triệu chứng gì.

Một số biểu hiện của bệnh viêm gan B như:

  • Sốt, mệt mỏi, chán ăn;
  • Nước tiểu sẫm màu;
  • Buồn nôn, nôn, đau bụng;
  • Vàng da, vàng mắt.

Các biểu hiện này có thể xuất hiện trong giai đoạn nhiễm cấp (2 tuần – 6 tháng sau phơi nhiễm) hoặc giai đoạn cấp của viêm gan B mạn. Một số trường hợp có biểu hiện xơ gan như cổ chướng, chảy máu đường tiêu hóa, …

7. Làm thế nào để phát hiện bệnh viêm gan B?

Người mặc bệnh viêm gan B thường không có biểu hiện triệu chứng gì trong nhiều năm. Các duy nhất để biết mình có mắc viêm gan B hay không là xét nghiệm máu.

Xét nghiệm máu để phát hiện kháng nguyên HBsAg

  • Nếu kết quả xét nghiệm HBsAg (+): Nhiễm viêm gan B
  • Nếu kết quả xét nghiệm HBsAg (-): Bạn chưa bị nhiễm vi rút viêm gan B. Bạn nên tiềm phòng vắc xin viêm gan B. Nếu có thể, xét nghiệm định lượng anti-HBs trước khi tiêm vắc xin.

- Đánh giá giai đoạn bệnh

Nếu bạn nhiễm viêm gan B, bạn cần đến cơ sở y tế khám, tư vấn và xét nghiệm thêm để đánh gia đoạn bệnh và chỉ định điều trị.

Điều trị và theo dõi điều trị

Nếu bạn có chỉ định điều trị viêm gan B: Cần điều viêm gan B lâu dài

Nếu bạn chưa có chỉnh định điều trị viêm gan B: Cần theo dõi định kỳ

8. Bệnh viêm gan B điều trị như thế nào?

- Mục đích điều trị viêm gan B mạn là ức chế sự nhân lên của vi rút viêm gan B, cải thiện xơ hóa gan, ngăn ngừa tiến triển xơ gan, ung thư gan và phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B trong cộng đồng.

- Điều trị viêm gan B mạn là điều trị lâu dài, người bệnh phải tuần thủ điều trị uống thuốc, xét nghiệm và tái khám nghiệm định kỳ.

Hiện nay điều trị viêm gan B bằng các thuốc ưu tiên như Tenofovir disoproxil fumarate (TDF) hoặc entecavir (ETV).

Trường hợp người viêm gan B nhiễm HIV thì phác đồ điều trị HIV có TDF vừa có tác dụng điều trị HIV, vừa có tác dụng điều trị viêm gan B.

Trường hợp người viêm gan B có nguy cơ cao nhiễm HIV điều trị PrEP hằng ngày bằng tenofovir/emtricitapine (TDF/FTC) vừa có tác dụng điều trị viêm gan B, vừa có tác dụng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Không điều trị PrEP tình huống cho người mắc viêm gan B.

Viêm gan B những điều bạn cần biết?
Hotline0812217575