Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

2 tháng xét nghiệm HIV có chính xác không và cần lưu ý những gì?

Xét nghiệm HIV là giải pháp an toàn và hữu hiệu nhất, giúp bạn phát hiện xem mình có thực sự mắc bệnh hay không. Đặc biệt với người không có biện pháp bảo vệ sức khỏe khi tiếp xúc với người bệnh càng cần phải xét nghiệm. Vậy 2 tháng xét nghiệm HIV có chính xác không, nên xét nghiệm ở đâu và lưu ý gì?

1. Giải đáp thắc mắc: 2 tháng xét nghiệm HIV có chính xác không?

HIV là căn bệnh thế kỷ không còn xa lạ với nhiều người. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mà mọi người không lường trước được. Đặc biệt là những người thường xuyên quan hệ tình dục thiếu an toàn. Hoặc người tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm HIV không an toàn càng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Khi có các dấu hiệu nghi bị HIV, bệnh nhân thường lo lắng và muốn đi xét nghiệm ngay. Vậy 2 tháng xét nghiệm HIV có chính xác không?

Thông thường, virus HIV từ người bệnh lây truyền qua người bình thường khi tiếp xúc qua máu, vết thương hở,... Khi xâm nhập vào cơ thể, virus HIV sẽ nhân lên nhanh chóng và lan ra khắp cơ thể. 

Sau 3 đến 6 tuần thì cơ thể không có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh hoặc chỉ thoáng qua. Do không có dấu hiệu nên người bệnh rất khó phát hiện ra mình bị nhiễm HIV hay không. Quá trình virus HIV lan ra nhanh và diễn ra vô cùng thầm lặng nên rất khó để sớm phát hiện ra bệnh. 

Chính vì bệnh diễn ra âm thầm lặng lẽ nên thời điểm 2 - 3 tháng là lúc bạn nên đi xét nghiệm ngay. Kể từ khi bạn tiếp xúc với người bệnh và nghi bị nhiễm thì đây là thời điểm an toàn để bạn đi xét nghiệm. 2 tháng xét nghiệm HIV có thể giúp phát hiện ra virus gây bệnh trong tủy sống, dịch não và máu. 

Mặc dù vậy vẫn có một vài trường hợp phải mất khoảng 6 tháng mới phát hiện ra bệnh. Do đó, bạn không nên chủ quan hãy tìm đến dịch vụ xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt.

2. Một vài điều cần biết về xét nghiệm HIV

Bên cạnh tìm lời giải đáp cho thắc mắc 2 tháng xét nghiệm HIV có chính xác không. Bạn cũng nên dành thời gian tìm hiểu thật kỹ về xét nghiệm này để có cách phòng tránh, sớm phát hiện ra bệnh. Sau đây là một vài điều cần biết về xét nghiệm HIV:

2.1. Mục đích và tác dụng xét nghiệm HIV

Mặc dù bạn nghi bị phơi nhiễm hay lo lắng muốn quan tâm tới sức khỏe cũng cần đi xét nghiệm HIV khi cần. Mục đích của phương pháp này là giúp tìm ra các kháng nguyên (Antigen) hoặc kháng thể (Antibody) kháng virus HIV. 

Các phương pháp xét nghiệm HIV bao gồm: Xét nghiệm nhanh tìm kháng thể, miễn dịch tự động (hóa phát quang, điện hóa phát quang), Western Blot, Elisa, xét nghiệm một phần và xét nghiệm toàn bộ. Thông thường phương pháp xét nghiệm tìm virus HIV (HIV PCR tải lượng Realtime hoặc HIV PCR) chỉ áp dụng cho trẻ sơ sinh khi nghi mẹ bị nhiễm HIV hoặc trên các đối tượng đang điều trị thuốc ARV (kháng virus) hoặc trên đối tượng suy giảm miễn dịch,...

2.2. Xét nghiệm HIV bao lâu có kết quả?

Tùy vào từng phương pháp xét nghiệm mà thời gian trả kết quả nhanh hay chậm. Thời gian trả kết quả phụ thuộc vào chính sách của mỗi phòng xét nghiệm. Thông thường hiện nay, các xét nghiệm nhanh hoặc miễn dịch tự động bệnh nhân có thể chờ kết quả sau khoảng 90 - 120 phút sau khi lấy mẫu. Đối với phương pháp xét nghiệm PCR có thể 5 - 7 ngày có kết quả.

2.3. Thời gian lý tưởng để xét nghiệm HIV

Khi cần xét nghiệm HIV, người nghi bị bệnh cũng cần lựa chọn thời gian lý tưởng để có kết quả chính xác nhất. 

  • Lần 1: xét nghiệm ngay sau thời điểm có hành vi nguy cơ, nhằm xác định chắc chắn rằng người bệnh chưa bị nhiễm HIV trước đó (trước hành vi có nguy cơ lây nhiễm). 
  • Lần 2: sau khi có hành vi nguy cơ lây nhiễm khoảng 1 tháng (tối thiểu 4 tuần). 
  • Lần 3: Nếu lần 2 (sau 1 tháng) âm tính, người bệnh nên được xét nghiệm lại sau 3 tháng từ thời điểm có hành vi nguy cơ.
  • Lần 4: Nếu kết quả lần 3 (sau 3 tháng) âm tính, người bệnh nên được xét nghiệm thêm 1 lần cuối là sau 6 tháng kể từ thời điểm có hành vi nguy cơ. Nếu kết quả vẫn cho âm tính thì chắc chắn rằng người bệnh không bị lây nhiễm HIV từ thời điểm có hành vi nguy cơ.

Thời điểm để phát hiện ra virus HIV chính xác nhất thường từ 3 đến 6 tháng sau khi phơi nhiễm. Bởi lúc này, cơ thể người bệnh bắt đầu sản sinh ra kháng thể chống lại virus gây bệnh. Người bệnh cũng nên được khám tổng thể sức khỏe, trong đó kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng khác như siêu âm tổng quát, X-quang tim phổi hay xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, đếm tế bào CD4,... để có thể hỗ trợ chẩn đoán các tình trạng có suy giảm miễn dịch hoặc tiền sử mắc các bệnh miễn dịch khác,...

2.4. Chi phí đi xét nghiệm HIV là bao nhiêu?

Đi xét nghiệm HIV sẽ giúp bạn biết chính xác mình có mắc căn bệnh thế kỷ này hay không. Giúp bạn bớt lo lắng cũng như có cách để bảo vệ cơ thể, tránh nguy cơ lây nhiễm. Vì vậy, đầu tư chi phí đi xét nghiệm phát hiện virus HIV mang lại rất nhiều lợi ích. Vậy chi phí đi xét nghiệm HIV là bao nhiêu?

Như đã nói ở trên, khi đi xét nghiệm HIV bạn sẽ được thực hiện các phương pháp xét nghiệm tùy vào từng trường hợp. Ngày nay chi phí cho các xét nghiệm HIV đã giảm nhiều so với trước đây. Bạn có thể chỉ mất 100 - 200 nghìn để được xét nghiệm HIV. Chi phí cho xét nghiệm HIV PCR có thể cao hơn đến 1 triệu đồng. 

3. Các kết quả xét nghiệm HIV thường gặp

Sau khi thực hiện phương pháp xét nghiệm HIV ở các bệnh viện uy tín. Bệnh nhân có kết quả sẽ gặp một trong những trường hợp dưới đây:

  • Kết quả âm tính: Khi nhận kết quả này tức là trong máu của bạn không có mặt các kháng thể chống virus HIV. Kết quả này báo rằng bạn không bị nhiễm HIV hoặc có trường hợp đang trong thời kỳ phơi nhiễm. Cũng lưu ý rằng chưa loại trừ giai đoạn cửa sổ do vậy bạn cần tuân thủ đúng các mốc thời gian xét nghiệm nói trên (4 lần).
  • Kết quả dương tính: Khi nhận được kết quả này tức là cơ thể bạn đã nhiễm kháng thể chống virus HIV. Tức là bạn đã thực sự mắc bệnh nếu sau 3 lần xét nghiệm đều dương tính.
  • Kết quả không xác định: Đây cũng là một trong những kết quả thường gặp nhưng ít xảy ra. Thông thường khi nhận được kết quả này do người bệnh đang trong giai đoạn cửa sổ, chưa phát hiện ra bệnh. Hoặc người bệnh đang sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Trong trường hợp này bạn sẽ được bác sĩ tư vấn các bước làm thêm để xác định rõ tình trạng nhiễm HIV của mình. Bạn cũng không nên quá lo lắng vì trong nhiều trường hợp HIV có thể có phản ứng chéo với một số virus hoặc thuốc khác trong máu.

4. Cần lưu ý những gì để xét nghiệm HIV có kết quả chính xác?

Nếu bạn đang lo lắng mình bị nhiễm HIV thì hãy đi xét nghiệm càng sớm càng tốt. Trước khi đi xét nghiệm, bạn cần lưu ý những vấn đề sau để có kết quả chính xác: 

Nên lựa thời điểm tối thiểu 4 tuần mới đi xét nghiệm. Tránh đi xét nghiệm quá sớm bởi đây là lúc cơ thể chưa xuất hiện virus gây bệnh. 

Bạn cũng nên tìm hiểu về bệnh thật kỹ, quan sát các dấu hiệu bất thường của cơ thể. Khi nghi bị nhiễm bệnh, bạn không nên quá lo lắng mà hãy tìm đến nơi xét nghiệm uy tín. Các bác sĩ có chuyên môn sẽ hướng dẫn bạn thực hiện phương pháp xét nghiệm an toàn. 

Bên cạnh đó, trước khi đi xét nghiệm bạn cần ngưng sử dụng thuốc điều trị bệnh. Không nên sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích bởi chúng ảnh hưởng đến kết quả. 

5. Nên xét nghiệm HIV ở đâu an toàn, nhanh chóng?

Như bạn thấy đấy, xét nghiệm HIV là dịch vụ đòi hỏi kỹ thuật và cần dụng cụ an toàn. Bởi xét nghiệm sai cách không những mang lại kết quả sai mà còn ảnh hưởng đến người bệnh.

Do đó, khi cần đi xét nghiệm HIV, bệnh nhân nên ưu tiên các cơ sở y tế có tiếng. Thay vì lo lắng, bất an không biết mình có thực sự bị nhiễm bệnh hay không. Hãy đến với dịch vụ xét nghiệm HIV an toàn, chính xác cao tại bệnh viện của chúng tôi. 

Phòng khám đa khoa Biển Việt có nhiều năm kinh nghiệm, với đội ngũ nhân viên y tế giàu chuyên môn. Luôn làm việc tận tâm, luôn lắng nghe và phục vụ bệnh nhân chu đáo. Đặc biệt, hệ thống xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 tại Phòng khám đa khoa Biển Việt luôn mang lại kết quả chính xác 100%.

Vậy khi cần giải đáp thắc mắc 2 tháng xét nghiệm HIV có chính xác không. Để an tâm hơn, bệnh nhân hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn: 0812217575/ 0912075641

Địa chỉ phòng khám:

Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

(Cuối đường Chiến Thắng – Hà Đông)

2 tháng xét nghiệm HIV có chính xác không và cần lưu ý những gì?
Hotline0812217575
icon chat