Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

Các bệnh trẻ em thường gặp trong mùa hè

Mùa hè thời tiết nắng nóng gay gắt đi cùng đó là những cơn mưa tạo điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh phát triển và bùng phát mạnh mẽ ở trẻ nhỏ.

Là cho các trẻ nhỏ đặc bệnh các trẻ sơ sinh từ 0 – 12 tháng rất rễ mắc các bệnh như chân tay miệng , viêm não tăng mạnh…Và dưới đây là những bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè và cách phòng tránh cho trẻ.

1. Bệnh sốt virus

Khi mắc bệnh trẻ thường sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, viêm đường hô hấp trên như: Hắt hơi, sổ mũi, ho đờm trắng. Có thể có phát ban kèm theo thường xuất hiện sau sốt 2-4 ngày, ban lấm tấm, ngứa ít, ấn mất. Bệnh diễn biến thường lành tính. Điều trị chủ yếu bằng bù nước điện giải, hạ sốt, đảm bảo dinh dưỡng và chăm sóc mũi họng tốt để hạn chế bội nhiễm. Tuy nhiên có một số trường hợp có biến chứng, nên cần theo dõi để phát hiện các triệu chứng của viêm não như đau đầu nhiều, buồn nôn, rối loạn ý thức...và các biến chứng khác như viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản...

2. Bệnh tiêu chảy cấp

Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả...) hoặc virut, nấm. Ký sinh trùng đường ruột. Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% xảy ra ở trẻ < 2 tuổi. Tác nhân gây tiêu chảy thường gây bệnh bằng đường phân- miệng: phân người bị tiêu chảy làm nhiễm bẩn thức ăn, nước uống hoặc do tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, quan trọng nhất là đánh giá mức độ mất nước và bù nước điện giải. Tùy mức độ để bù bằng đường uống hoặc truyền nước và điện giải. Việc sử dụng kháng sinh và các men tiêu hóa phải tuân theo chỉ định của bác sỹ. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy.

3. Bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Triệu chứng thường gặp ở bệnh sốt xuất huyết chủ yếu là sốt cao đột ngột 39-40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt, nổi mẩn, phát ban. Nặng hơn, người bệnh có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đau bụng, tụt huyết áp, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.

Để phòng và tránh bệnh Sốt xuất huyết, hãy thực hiện diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để ngăn không cho muỗi vào đẻ trứng. Hàng tuần loại bỏ, lật úp các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp xe cũ, hốc tre, bẹ lá... Thực hiện ngủ màn phòng muỗi đốt. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

4. Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm virus Varicella Zoter gây. Virus có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu.

Người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1-2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bọng nước đầu tiên. Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày.

Đây cũng là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng rất dễ nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não tuy ít xảy ra. Phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sẩy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi.

Phòng và tránh bệnh thủy đậu hiệu quả bằng việc hạn chế tiếp xúc người bị bệnh để phòng tránh lây lan. Những trường hợp mắc bệnh thủy đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho người xung quanh. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.

Tiêm văcxin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em là biện pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhất.

5. Bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành phổ biến ở trẻ em, bệnh xuất hiện quanh năm. Phương thức lây truyền bệnh bằng đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với chất tiết của mũi họng bệnh nhân. Bệnh sởi có tính lây truyền cao, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi đạt được >95% tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu trong cộng đồng.

Tất cả những người chưa bị mắc bệnh sởi hoặc chưa được gây miễn dịch đầy đủ bằng vắc xin sởi đều có nhiễm sởi. Đây là loại bệnh lành tính, nhưng có khả năng gây suy giảm miễn dịch rất nhanh nên trẻ mắc bệnh rất dễ bị biến chứng như viêm phổi, tiêu chảy…. và có thể diễn biến nặng hoặc tử vong do những căn bệnh này.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do virus sởi gây ra, do vậy, tiêm vắc xin sởi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi.

6. Bệnh chân tay miệng

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua đồ dùng, vật dụng bị nhiễm virus từ dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh. Bệnh thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng, lợi, lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông.

Căn bệnh này chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Phụ nữ mang thai cần phòng tránh bệnh, không nên tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh bởi có khả năng lây nhiễm và truyền virus sang cho con ngay trước hoặc trong khi sinh. Điều đáng lưu ý là một người có thể nhiễm bệnh tay chân miệng nhiều lần do mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể chỉ tạo ra kháng thể với một loại virus nhất định.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Người bệnh nên uống nhiều nước và có thể dùng thuốc để điều trị triệu chứng như hạ sốt hay giảm đau do các vết loét.

Phòng và tránh bệnh Chân tay miệng

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, tốt nhất là ngâm tráng nước sôi. Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, không mớm thức ăn cho trẻ. Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi. Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

7. Bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh nhiễm virus cấp tính. Bệnh làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh do chưa từng được tiêm chủng trước dây và có thể bị nhiễm virus khi đi du lịch, lao động, công tác vào vùng lưu hành bệnh.

Bệnh VNNB không lây trực tiếp từ người sang người. Bệnh được truyền sang người qua muỗi đốt. Muỗi hút máu động bị vật nhiễm virus (thường là từ lợn) rồi từ đó lại đốt người và truyền bệnh cho người.

Bệnh thường có biểu hiện rất cấp tính bao gồm sốt cao đột ngột, nhức đầu, nôn mửa; rối loạn tinh thần ở các mức độ khác nhau: vật vã mê sảng hoặc ly bì, lú lẫn, hôn mê kèm theo co giật, cử động bất thường hoặc bị liệt. Tỷ lệ tử vong cao có thể lên đến 10%-20%.

Cục Y tế dự phòng cho biết bệnh VNNB đã có vắc xin phòng bệnh nên việc tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh quan trọng, hiệu quả và khả thi nhất.

Các bậc phụ huynh cần tham khám và tư vấn về sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ nhỏ vui lòng đưa bé đến địa chỉ:

Phòng khám đa khoa Biển Việt

Địa chỉ: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Điện Thoại: 02435420311/ 0812217575

Các bệnh trẻ em thường gặp trong mùa hè
Hotline0812217575
icon chat