Một chế độ ăn uống lành mạnh tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh cường giáp, nhưng việc bổ sung các loại thực phẩm tốt trong bữa ăn hằng ngày có thể sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh. Vậy người bệnh cường giáp nên ăn gì và nên kiêng gì?
1. Người bị bệnh cường giáp nên ăn gì?
Các loại quả giàu chất chống oxy hóa
Các chất chống oxy hóa tự nhiên có trong các loại rau quả giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả của hệ miễn dịch trong cơ thể, đồng thời hỗ trợ cân bằng hormone tuyến giáp.
Các nghiên cứu cho thấy các loại quả mọng như: dâu tây, việt quất, kiwi, trái cây họ cam quýt, cà chua, mâm xôi hoặc các loại rau củ như: rau chân vịt, cải xoăn, ớt chuông hoặc bí đỏ có chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa. Vì vậy, đây là nhóm thực phẩm hàng đầu khi đề cập đến vấn đề người bị cường giáp nên ăn gì.
Rau họ cải
Những thực phẩm thuộc nhóm goitrogen như: bông cải xanh, bắp cải, súp lơ... giúp làm giảm lượng hormone do tuyến giáp sản xuất ra trong cơ thể. Do đó, đây là lựa chọn rất tốt đối với người bị cường giáp. Tuy nhiên, việc sử dụng rau họ cải phải vừa đủ, tránh dùng quá nhiều vì các loại thực phẩm này lại có thể dẫn đến suy giáp. Vì vậy, trong chế độ ăn nên sử dụng rau họ cải một cách hợp lý, tránh lạm dụng.
Vitamin D và Omega 3
Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, phòng ngừa loãng xương hiệu quả. Acid bé có tác dụng làm dịu hoạt động của tuyến giáp. Do đó, omega-3 và vitamin D giúp tăng cường sức khỏe của tuyến giáp nói riêng và cả cơ thể nói chung.
Trong số các thực phẩm thường dùng thì cá hồi cung cấp cả vitamin D và acid béo omega-3 nhiều nhất, do đó đây là thức ăn mà người bệnh cường giáp nên sử dụng. Trong trường hợp không ăn được cá, bạn có thể sử dụng trứng và nấm để bổ sung vitamin D. Còn omega-3 có nhiều trong quả óc chó, dầu oliu hoặc dầu hạt lanh.
Các thực phẩm giàu kẽm
Thiếu kẽm có thể cản trở sự phân chia tế bào, sự tăng trưởng và phân hủy carbohydrate. Đồng thời, khi tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ dẫn đến cạn kiệt khoáng chất này. Vì vậy, người bị cường giáp nên bổ sung kẽm trong chế độ ăn bằng các loại các hạt như: hạnh nhân, hạt óc chó, hạt bí ngô hoặc hạt lanh.
Đạm thực vật
Giảm cân là một triệu chứng của bệnh cường giáp, do đó việc cung cấp đủ lượng đạm cho cơ thể để duy trì cân nặng hợp lý là vô cùng cần thiết. Trong đó, protein từ các loại đậu hạt đã được chứng minh là an toàn và tốt cho sức khỏe, đặc biệt cho người bị cường giáp.
Các sản phẩm từ sữa
Rối loạn chuyển hóa canxi máu là triệu chứng thường gặp ở những người bị cường giáp, để bù trừ lại cơ thể sẽ lấy canxi từ xương, dẫn đến hậu quả cuối cùng là loãng xương. Để phòng ngừa vấn đề này, bệnh nhân cường giáp hãy sử dụng các sản phẩm làm từ sữa như: sữa chua, sữa ít béo hoặc phô mai để bổ sung canxi. Trong trường hợp bị đầy bụng, khó tiêu do bất dung nạp lactose, hãy bổ sung canxi bằng những thực phẩm khác như rau xanh.
Một chế độ ăn uống lành mạnh tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh cường giáp, nhưng việc bổ sung các loại thực phẩm tốt trong bữa ăn hằng ngày có thể sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh. Vậy người bệnh cường giáp nên ăn gì và nên kiêng gì?
Các sản phẩm từ sữa bổ sung lượng canxi thiếu hụt với bệnh nhân cường giáp
2. Bệnh cường giáp kiêng gì?
Thực phẩm giàu i-ốt
Đây là nhóm thực phẩm đầu tiên phải chú ý khi đề cập đến vấn đề bệnh cường giáp kiêng ăn gì. Điều này được giải thích là do i-ốt sẽ làm tăng hoạt động của tuyến giáp, gia tăng thêm tình trạng cường giáp. Các thực phẩm nên kiêng bao gồm: muối i-ốt, rong biển, tảo hoặc một số loại hải sản...
Thực phẩm có hàm lượng đường cao
Ở người bệnh cường giáp có các dấu hiệu của rối loạn chuyển hóa carbohydrate, ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết của cơ thể. Đồng thời, sử dụng đường nhiều làm tăng mức độ hồi hộp, một triệu chứng hay gặp của bệnh. Do đó, bệnh nhân cường giáp nên hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao như: nước ngọt, nước trái cây, các loại kẹo mứt hoặc khoai tây ăn liền.
Bệnh nhân cường giáp cần hạn chế thực phẩm giàu iot trong thực đơn
Các loại chất béo “xấu”
Chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa đều làm cho các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng, ảnh hưởng đến các cholesterol “tốt” trong cơ thể cũng như hạn chế tác dụng của các loại thuốc điều trị. Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt đỏ, các loại thực phẩm chiên xào hoặc qua chế biến nhiều lần. Trong khi các loại bánh quy, bánh ngọt và khoai tây chiên lại chứa nhiều chất béo chuyển hóa. Đây đều là những món ăn nên tránh khi bị cường giáp.
Cà phê
Cafein là một trong những chất có tác dụng kích thích tuyến giáp tiết quá nhiều hormone giáp, làm nặng thêm tình trạng dư thừa hormon này. Do đó, việc sử dụng cà phê làm người bệnh cường giáp càng tỏa nhiệt nhiều hơn, người lúc nào cũng nóng nảy, khó chịu. Do đó, đây là thức uống mà người bị cường giáp nên kiêng.
Rượu bia
Sử dụng rượu bia hoặc các sản phẩm chứa cồn làm hạn chế sự hấp thu canxi, làm nặng thêm tình trạng rối loạn chuyển hóa canxi ở người cường giáp và gây biến chứng loãng xương.
Sữa tươi nguyên kem
Lượng chất béo trong sữa tươi nguyên kem không được khuyến khích cho bệnh nhân cường giáp vì rất khó tiêu hóa. Trong khi khả năng tiêu hóa của bệnh nhân cường giáp lại không tốt như người bình thường, vì vậy khi sử dụng loại sữa này bệnh nhân sẽ đầy bụng, khó tiêu và làm nặng thêm triệu chứng tại đường tiêu hóa của người bệnh.
3. Khám cường giáp ở đâu uy tín?
Phòng khám đa khoa Biển Việt là một địa chỉ đáng tin cậy để thăm khám bệnh cường giáp. Chuyên khoa Nội tiết trực thuộc lĩnh vực nội khoa, đảm nhận khám, chẩn đoán và chuyên trị, dựa trên đặc tính bệnh - các bệnh lý mãn tính liên quan đến tình trạng rối loạn chức năng của hệ thống nội tiết và các hormon.
Các bệnh thường gặp bao gồm: rối loạn tuyến giáp, cường tuyến giáp, viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, bệnh Grave-Basedow, tiểu đường, rối loạn cholesterol, tuyến yên và tuyến thượng thận, các rối loạn hormone sinh sản, hạ đường huyết, loãng xương, còi xương và chứng nhuyễn xương, rối loạn tuyến yên, u tuyến yên,...
Chi tiết vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 02435420311/ 0812217575/ 0912075641
Địa chỉ: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP HN. (Cuối đường Chiến Thắng - Hà Đông).