Sỏi thận rơi xuống bàng quang là nguyên chính khiến bàng quang bị tổn thương, rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy nên người bệnh cần phải nhận biết các dấu hiệu của sỏi thận rơi xuống bàng quang để có cách điều trị hợp lý, tránh những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cụ thể cách nhận biết thế nào và phương pháp điều trị và phòng ngừa ra sao, các bạn cùng tham khảo bài viết sau:
1. Biểu hiện của sỏi thận rơi xuống bàng quang
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh sỏi bàng quang, trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là do sỏi thận rơi xuống bàng quang và kẹt lại tại đó.
Sỏi từ thận rơi xuống bàng quang thường rất khó phát hiện sớm bởi triệu chứng của nó không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như u xơ tiền liệt tuyến, u bàng quang,... Và nhiều trường hợp chỉ phát hiện ra sỏi bàng quang khi tình cờ chụp X-quang.
Nói chung, đa số bệnh nhân khi bị sỏi từ thận rơi xuống bàng quang sẽ có các biểu hiện như:
- Bệnh nhân bị đái rắt nhiều lần, nhất là vào ban ngày do đi lại, vận động nhiều;
- Nước tiểu thường có màu đục và có mùi hôi do tích mủ hoặc có lẫn máu;
- Người bệnh vẫn có nhu cầu đi tiểu song đi tiểu rất ít; có cảm giác tiểu buốt và thường thấy đau vùng bụng dưới;
- Tiểu ngắt quãng, nước tiểu không liên tục. Đây là một trong những triệu chứng báo động về bệnh lý liên quan đến thận;
- Trong một số trường hợp người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn, đôi khi kèm theo sốt nhẹ.
Khi thấy có các dấu hiệu bất thường trên, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
2. Biến chứng của sỏi thận rơi xuống bàng quang
Tình trạng sỏi thận rơi xuống bàng quang nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm như:
- Tác động xấu lên bàng quang: Các viên sỏi khi cọ xát vào niêm mạc với tần số lặp đi lặp lại sẽ gây viêm bàng quang, làm cơ quan này bị nhiễm khuẩn, chảy máu. Lâu dần sẽ dẫn đến viêm bàng quang mạn tính hoặc teo bàng quang;
- Rò bàng quang là một trong những biến chứng nguy hiểm và khá phức tạp khi sỏi thận rơi xuống bàng quang. Nước tiểu khi đó sẽ chảy qua phần âm đạo, hậu môn gây nên những bất tiện trong sinh hoạt, tình trạng này kéo dài khiến bàng quang bị nhiễm khuẩn;
- Gây nên viêm thận và suy thân.
3. Phòng ngừa sỏi thận rơi xuống bàng quang
Các biện pháp phòng ngừa sỏi thận rơi xuống bàng quang gồm:
- Uống nhiều nước:
Cơ thể con người chứa khoảng 70-80%nước, do vậy nước đóng vai trò rất quan trọng. Nước giúp đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể, đem đến cho con người một nguồn năng lượng dồi dào để học tập và làm việc hiệu quả;
Đặc biệt, đối với những người gặp vấn đề liên quan đến thận, uống nhiều nước là điều vô cùng cần thiết. Bởi các chất cặn bã tích tụ lại bên trong bàng quang; sẽ nhanh chóng được đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu, nên cần bổ sung lượng nước phù hợp cho cơ thể, ít nhất là 2 lít nước/ngày.
- Bổ sung nhiều rau củ và hoa quả tươi: Rau củ; hoa quả tươi là các thực phẩm cần phải bổ sung hằng ngày vì chúng chứa nhiều khoáng chất thiết yếu giúp đẩy nhanh quá trình thải trừ sỏi thận;
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, học tập làm việc và nghỉ ngơi một cách khoa học.
4. Phương pháp điều trị sỏi thận rơi xuống bàng quang
- Đối với sỏi thận rơi xuống bàng quang kích thước nhỏ, trơn có thể sẽ được chỉ định điều trị kháng sinh giúp chống viêm, giảm đau, hỗ trợ đẩy sỏi ra ngoài;
- Đối với các trường hợp viên sỏi không thể tự đào thải ra bên ngoài thì bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên tán sỏi nội soi;
- Trường hợp sỏi thận rơi xuống bàng quang có kích thước lớn; không thể tự đẩy ra ngoài được hoặc không thực hiện được kỹ thuật tán sỏi thì cần phải áp dụng phương pháp phẫu thuật để lấy sỏi ra ngoài.
Phòng khám đa khoa Biển Việt địa chỉ thăm khám sức khỏe uy tín tại Hà Nội.
Bạn cần tư vấn hoặc thăm khám về sức khỏe vui lòng đến trực tiếp Phòng khám
Địa chỉ: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.
Điện thoại: 02435420311/ 0812217575/ 0912075641