Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

Mẹ bầu bị viêm gan B cần lưu ý những gì

Viêm gan là một kẻ giết người thầm lặng. Gây ra bởi một loại virus và không có triệu chứng, nó lặng lẽ gây tổn thương gan trong vài chục năm trước khi kết thúc bằng ung thư gan và xơ gan.

Viêm gan B là một bệnh nhiễm virus ảnh hưởng đến sức khỏe của gan. Virus viêm gan B lây truyền qua đường tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch cơ thể hoặc qua quan hệ tình dục không có bao cao su. Đặc biệt, sản phụ có thể truyền virus viêm gan B sang con trong quá sinh thường hoặc sinh mổ.

1. Bà bầu bị viêm gan B lây cho con như thế nào?

Viêm gan B cũng có thể lây lan khi máu, tinh dịch hoặc chất dịch khác của cơ thể từ người nhiễm virus xâm nhập vào cơ thể của người khỏe mạnh. Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có thể truyền sang bào thai. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60-70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Virus rất dễ lây nhiễm và dễ dàng xuyên qua da bị tổn thương hoặc trong các mô mềm như mũi, miệng và mắt. Thậm chí có thể bị nhiễm virus viêm gan B với một lượng máu nhỏ.

2. Bà bầu bị viêm gan B có nguy hiểm không?

Nhiễm virus viêm gan B hầu như không gây ra bất kỳ vấn đề nào gây nguy hiểm cho bạn hoặc thai nhi trong khi mang thai. Điều quan trọng là bác sĩ phải được biết về nhiễm trùng viêm gan B của bạn để theo dõi sức khỏe và bảo vệ bé khỏi nhiễm virus viêm gan B sau khi sinh.

3. Làm cách nào để bảo vệ thai nhi trước nguy cơ nhiễm viêm gan B?

Đối với các bà bầu bị nhiễm viêm gan B, điều này cho thấy trong máu đã có virus viêm gan B và có khả năng truyền sang con trong quá trình mang thai hoặc chuyển dạ.

Đối với các trường hợp này, bác sĩ sẽ bảo vệ trẻ bằng cách tiêm vắc-xin viêm gan B và Globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B (Hepatitis B Immune Globulin, viết tắt là HBIG) ngay sau khi sinh. Những mũi tiêm ban đầu này sẽ giúp bé bảo vệ khỏi virus viêm gan B. Cả vắc-xin và immunoglobulin đều là những sản phẩm an toàn và hiệu quả do đó các bà mẹ bị viêm gan B có thể cho con bú an toàn, miễn là em bé đã được tiêm globulin miễn dịch và vắc-xin.

Ở các mũi tiêm tiếp theo, trẻ sẽ cần tiếp tục tiêm vắc-xin viêm gan khi được 6 tuần, 3 tháng và 5 tháng tuổi. Vắc-xin này bảo vệ được 95% trẻ tránh bị nhiễm viêm gan B.

Khi chín tháng tuổi, trẻ sẽ cần được xét nghiệm máu để kiểm tra hiệu quả bảo vệ chống lại viêm gan B hay trẻ đã bị nhiễm virus. Nếu trẻ chưa có kháng thể bảo vệ thì bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ tiêm thêm hai mũi vắc-xin viêm gan B.

Thất bại trong điều trị bằng vắc-xin viêm gan B và HBIG có thể xảy ra ở những sản phụ có xét nghiệm HBeAg dương tính và có tải lượng virus rất cao, nên khả năng cao có thể truyền bệnh viêm gan B cho thai nhi. Lượng tải virus lớn hơn 200.000 IU/mL hoặc 1 triệu cp/ml cho thấy mức độ kết hợp giữa vắc-xin viêm gan B và HBIG được tiêm lúc sinh có thể đã thất bại. Do đó, đầu tiên sản phụ sẽ được điều trị bằng thuốc kháng virus như tenofovir, sau đó sẽ được sử dụng thuốc chống siêu vi bao gồm telbivudine hoặc lamivudine. Điều trị bằng thuốc kháng virus bắt đầu từ tuần thứ 28-32 và tiếp tục 3 tháng sau sinh...

Phòng khám đa khoa Biển Việt – địa chỉ tư vấn, xét nghiệm, điều trị viêm gan B uy tín tại Hà Nội.

Nếu còn bất cứ câu hỏi nào cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại 0812217575/ 0912075641/ 02435420311 của Phòng khám đa khoa Biển Việt để được hỗ trợ miễn phí.

Nguồn tham khảo: Cdc.gov, Healthed.govt.nz

Mẹ bầu bị viêm gan B cần lưu ý những gì
Hotline0812217575