Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

Tán sỏi thận khi nào nên thực hiện

Tán sỏi là cách điều trị hiện đại và ưu việt cho sỏi thận, nhưng khi nào nên tán sỏi thận lại là điều nhiều người chưa biết. Mỗi phương pháp tán sỏi lại phù hợp với tình trạng sỏi khác nhau. Cùng tìm hiểu điều này qua bài viết dưới đây.

Phương pháp nội soi tán sỏi thận qua da

1. Khi nào nên tán sỏi thận?

Nhìn chung, sỏi thận có đường kính dưới 7mm thì chưa cần tán mà các bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc làm tan sỏi và theo dõi định kì. Nếu sỏi lớn trên mức đó mới có thể xem xét sử dụng các phương pháp tán sỏi.

Hiện nay, có các phương pháp tán sỏi thận phổ biến như: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da đường hầm nhỏ, tán sỏi nội soi bằng ống mềm sử dụng laser. Việc khi nào nên tán sỏi thận với từng phương pháp cụ thể như sau:

- Tán sỏi ngoài cơ thể: tình trạng sỏi thận thích hợp để áp dụng phương pháp này là những người có sỏi thận kích thước nhỏ hơn 2cm. 

- Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ: thích hợp để thực hiện khi sỏi thận lớn hơn 2cm.

- Tán sỏi nội soi bằng ống mềm sử dụng laser: các loại sỏi thận đều áp dụng được phương pháp này.

2. Các trường hợp chống chỉ định với mỗi phương pháp tán sỏi

- Tán sỏi ngoài cơ thể: chống chỉ định với:

Bệnh nhân bị hẹp niệu đạo ở nam giới.

Bệnh nhân bị hẹp niệu quản đoạn dài phía dưới sỏi.

Bệnh nhân mắc rối loạn đông máu.

Bệnh nhân bị nhiễm trùng tiết niệu nặng: trường hợp này cần điều trị hết nhiễm trùng rồi mới tán sỏi.

-Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ: chống chỉ định với:

Trường hợp có chống chỉ định đường tán sỏi ngoài cơ thể

Phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da không áp dụng được với các trường hợp bệnh nhân có rối loạn đông máu, hoặc có những bất thường về mạch máu trong thận, có nguy cơ chảy máu nặng. Kể cả với các trường hợp cao huyết áp, việc chống chỉ định cũng chỉ là tạm thời.

Chống chỉ định tương đối trong trường hợp bệnh nhân suy thận, phụ nữ có thai.

-Tán sỏi nội soi bằng ống mềm sử dụng laser: chống chỉ định với người:

Có tình trạng hẹp niệu quản, niệu đạo

Đang nhiễm khuẩn tiết niệu

Chế độ sinh hoạt sau khi tán sỏi thận xong

-Với Tán sỏi ngoài cơ thể:

Uống nhiều nước sau tán (2 – 3 lít nước/ ngày).

Tránh va đập vào vùng da, vùng cơ thể tại vị tán.

Uống thuốc đúng theo đơn bác sĩ kê.

Hẹn khám kiểm tra lại sau 1 tháng.

Nếu có các triệu chứng sốt cao, cơn đau quặn thận hay các biểu hiện bất thường khác cần đến khám chuyên khoa tiết niệu ngay.

-Với Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ: Trong những ngày đầu sau tán sỏi khi còn lưu viện, bệnh nhân cần tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ về việc chăm sóc sau tán sỏi. Khi đã về nhà, bệnh nhân nên uống nhiều nước để đào thải mảnh sỏi vụn và giúp lưu thống tốt hơn. Ngoài ra, người bệnh có thể đi tiểu nước đỏ do sonde JJ, nhưng người bệnh không nên quá lo lắng vì cái này sẽ hết khi bệnh nhân tái khám và được rút sonde JJ.

-Với Tán sỏi nội soi bằng ống mềm sử dụng laser:

Do vẫn còn ống sonde JJ nằm trong bể thận – niệu quản – bàng quang (sẽ được rút sau 2 tuần) nên người bệnh có thể có một số biểu hiện bất thường trong khoảng thời gian này như tiểu máu, tiểu buốt, tiểu nhiều lần…, thậm chí là đau mỗi khi đi tiểu.

Người bệnh không cần quá lo lắng- Các bất thường này thường không cần điều trị và sẽ hết hoàn toàn sau khi rút sonde JJ.

Sau mổ, bệnh nhân nên ngồi dậy và đi lại sớm.

Uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu từ 2-3 lít/ngày

Rút ống thông bàng quang từ 1 – 2 ngày sau mổ và ra viện: Mọi sinh hoạt trở lại bình thường, không cần dùng thuốc sau mổ.

Bệnh nhân được hẹn khám lại sau 2 tuần với phim chụp để xác định đã hết sỏi và rút sonde JJ.

Để tránh sỏi tái phát, người bệnh cần uống thường xuyên khoảng 2 lít nước/ngày giúp việc hoà loãng các chất dễ gây sỏi trong nước tiểu và khám bác sĩ chuyên khoa tiết niệu ít nhất 1 lần/năm.

3. Địa chỉ siêu âm chẩn đoán sỏi thật nhanh chóng, chính xác

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán được dùng phổ biến hiện nay, đây là một phương pháp ứng dụng sự phản hồi của sóng âm thanh trên vật chất để vẽ nên hình ảnh của sự vật. Trên màn ảnh, sỏi sẽ hiện ra như một vật cản âm (bóng sáng).

Ưu điểm của siêu âm là cho phép đo được kích thước, số lượng sỏi, thao tác thực hiện đơn giản nên rất hữu ích khi thực hiện cho trẻ em hay những bệnh nhân kém hợp tác.

Phòng khám đa khoa Biển Việt – Địa chỉ khám, sàng lọc và siêu âm sỏi thận uy tín, chính xác hàng đầu tại Hà Nội.

Phòng siêu âm được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chẩn đoán bệnh.

Cần tư vấn hỗ trợ Quý khách hàng gọi cho chũng tôi theo số điện thoại sau: 0812217575/ 0912075641/ 02435420311

Địa chỉ phòng khám: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.

Xem thêm: 

1. Bệnh sỏi thận những điều bạn cần biết

2. Ưu điểm và hạn chế của tán sỏi thận bằng tia laser

3. Bệnh nhân sỏi thận thường bị đau nhiều, lý do vì sao?

Tán sỏi thận khi nào nên thực hiện
Hotline0812217575
icon chat