Viêm gan do nhiễm độc là tình trạng viêm của gan để phản ứng với một số chất mà bạn tiếp xúc. Viêm gan do nhiễm độc có thể do rượu, hóa chất, thuốc hoặc các loại dinh dưỡng bổ sung.
Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc gây ra đang diễn ra một cách phổ biến. Nguyên nhân là do một số sai lầm trong dùng thuốc cùng nhận thức chưa đúng về những nguy cơ, tác dụng phụ của thuốc, khiến gan bị nhiễm độc.
1. Viêm gan, nhiễm độc gan do thuốc
Viêm gan do thuốc là tình trạng viêm của gan, được gây ra bởi thuốc. Viêm gan do thuốc giống với viêm gan cấp do vi rút nhưng tổn thương nhu mô có khuynh hướng lan rộng hơn.
Trong cơ thể con người, gan là cơ quan có nhiều chức năng, vai trò, nhưng quan trọng nhất là chức năng giải độc bằng cách chuyển hóa các chất thành vô hại để đào thải ra khỏi cơ thể. Nếu gan bị suy, chức năng giải độc, bài tiết các thuốc của gan cũng bị ảnh hưởng. Khi không được chuyển hóa và giải độc do tích tụ thuốc sẽ gây ngộ độc và mắc bệnh viêm gan cao.
Dù chúng ta dùng thuốc theo cách nhau: đường uống, đường tiêm, xịt hít qua mũi, dán trên da, đặt hậu môn... cơ thể sẽ hấp thụ vào máu, chuyển hóa tại gan thành các chất không có hoạt tính, sau đó được bài tiết ra ngoài qua mật hoặc nước tiểu.
Việc sử dụng thuốc tùy tiện, vô tội vạ, khiến nguy cơ mắc các bệnh về gan cao hơn như viêm gan, suy gan cấp hoặc viêm gan mạn, xơ gan, gan nhiễm mỡ hoặc bệnh đường mật. Tùy từng loại thuốc mà mức độ viêm gan sẽ khác nhau.
Khi mắc bệnh viêm gan do thuốc, người bệnh thường không có nhiều biểu hiện, thậm chí không có biểu hiện gì, nhất là loại nhẹ, mạn tính, kéo dài. Hoăc có những người tình cờ biết được tình trạng bệnh qua xét nghiệm máu thấy có tăng men gan. Nhưng có nhiều trường hợp có các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, sau đó vàng da, nổi mẩn ngoài da, nhất là bệnh nhân đang dùng thuốc chống lao, đặc biệt là những tháng sau khi dùng thuốc.
Bệnh khởi phát bất ngờ, với ớn lạnh, sốt, phát ban, ngứa, đau khớp, nhức đầu, đau bụng, chán ăn, buồn nôn và nôn. Sau đó, những triệu chứng rõ ràng của tổn thương gan có thể xuất hiện, như là vàng da, nước tiểu sậm, gan to và đau. Tổn thương gan do thuốc là cấp tính gây hoại tử tế bào gan, tích tụ mỡ ở gan, hoặc ngăn chặn sự bài tiết mật trong gan. Trong tình trạng viêm gan nặng, khi phát hiện, gan đã bị xơ hoá hoặc suy nặng, thậm chí có nguy cơ tử vong.
Dùng thuốc không đúng cách là nguyên nhân gây nên viêm gan, nhiễm độc gan
2. Nguyên nhân và biến chứng viêm gan, nhiễm độc gan
Thuốc có tác dụng chữa bệnh, nhưng do chưa nhận thức đúng và đầy đủ về cách sử dụng cũng như hậu quả của nó nên vô tình biến thuốc là nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan. Nhiều thuốc không phải kê đơn nên việc mua và sử dụng dễ bị lạm dụng như các loại thuốc giảm đau, kháng sinh.
Thông thường, nếu dùng các thuốc trên trong một thời gian dài, bệnh nhân nên dùng thêm các sản phẩm bổ gan nhằm tạo “lá chắn” bảo vệ gan và giúp quá trình thải độc của gan không gặp trục trặc. Tuy nhiên, đa số thường chỉ nhớ uống thuốc điều trị mà lại “bỏ quên” các sản phẩm bổ gan. Đây là lý do mà bệnh nhân đang điều trị bệnh mạn tính lại dễ “gánh” thêm tình trạng tăng men gan, viêm gan
Một số thuốc gây tổn thương gan như:
Thuốc giảm đau nhóm acetaminophen (paracetamol): Đây là loại thuốc thông dụng để giảm đau, hạ sốt. Khi sử dụng thuốc với liều cao trên 4g/ngày và kéo dài sẽ gây viêm gan.
Thuốc kháng viêm giảm đâu không phải steroid (aspirin, diclofenac, profenic...): Tỷ lệ bệnh nhân bị tổn thương gan do nhóm thuốc này rất thấp nhưng do được sử dụng quá rộng rãi để trị đau nhức khớp cho nên được xếp vào một trong những thuốc chính gây tổn thương gan.
Thuốc kháng lao: như rifamycin, isoniazide và pyrazinamide đều là những thuốc thường gây tổn thương gan.
Thuốc Nam, thuốc Bắc (Thuốc Đông y Trung Quốc): Nhiều người bệnh quan niệm thuốc bắc, thuốc nam rất lành tính. Tuy nhiên, do nhận thức của mọi người còn hạn chế nên chưa biết hết tác dụng phụ của các loại thuốc này. Thực tế, thuốc đông y Trung Quốc gây tổn thương gan nặng thậm chí suy gan cấp có thể dẫn đến tử vong nếu sử dụng lâu dài và quá liều.
Thuốc tẩy giun và một số thuốc khác: Một số kháng sinh, thuốc trị nấm như ketoconazole; thuốc trị tăng mỡ máu; thuốc trị đái tháo đường; thuốc gây mê và còn nhiều loại thuốc khác nữa...
Suy gan cấp có thể gặp nhưng không là phổ biến đối với viêm gan do thuốc. Nguy cơ suy gan cấp phụ thuốc và mức độ bất thường của men gan và sự có mặt của bệnh gan trước đó. Nữ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
3. Chẩn đoán và điều trị viêm gan, nhiễm độc gan
Chẩn đoán: Viêm gan thường không có dấu hiệu cụ thể, nên việc chẩn đoán thường gặp nhiều khó khăn. Khi người bệnh có những biểu hiện của viêm gan, nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám. Tại đây, người bệnh hãy nói rõ tiền sử bệnh, những loại thuốc đang sử dụng và các biểu hiện cụ thể. Điều này, sẽ giúp bác sĩ xem các loại thuốc đó có làm tổn hại gan hay không. Trên cơ sở đó sẽ được làm xét nghiệm về chức năng gan, mật, siêu âm gan. Khi có nghi ngờ và thật cần thiết được tiến hành các cận lâm sàng khác (chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ hoặc sinh thiết gan...).
Điều trị: Trên thực tế, không có điều trị đặc hiệu nào cho viêm gan do thuốc hơn là việc ngừng loại thuốc gây ra bệnh. Người bệnh hãy ngừng ngay các thuốc nghi ngờ gây độc hại cho gan, kết hợp với điều trị hỗ trợ và chế độ ǎn uống hợp lý mới có thể làm cho bệnh thuyên giảm dần.
Bệnh nhân viêm gan cấp nên tránh vận động thể lực, rượu, paracetamol và những chất gây độc gan khác .Tuy nhiên, ngoại trừ việc sử dụng N-acetylsysteine cho tình trạng ngộ độc gan do thuốc, không có thuốc giải độc nào đặc hiệu cho viêm gan do thuốc. Có một số trường hợp tổn thương gan diễn tiến rất nặng dẫn đến suy gan cấp, gây ảnh hưởng đến tính mạng cần điều trị hỗ trợ cho suy gan cấp và thậm chí là ghép gan mới cứu sống được người bệnh.
4. Phòng ngừa viêm gan và nhiễm độc gan
Đối với sức khỏe con người, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy, để ngăn ngừa các bệnh về gan, giúp gan giải độc cơ thể một cách tốt nhất. Người bệnh nên tìm hiểu kĩ các loại thuốc, liều lượng dùng, uống nhiều nước và cả các nguy cơ có thể mắc phải về các loại thuốc đang và sắp sử dụng.
Tuyệt đối, không nên tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ thăm khám hoặc hướng dẫn. Khi người bệnh cần phải sử dụng thuốc trong một thời gian dài và gây độc cho gan nên sử dụng kèm các thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên đã được thử nghiệm lâm sàng để bảo vệ gan, hạ men gan, giải độc và tăng cường chức năng gan, giúp hoạt động chuyển hóa ở gan luôn đảm bảo. Các chuyên gia khuyên siêu âm, theo dõi chức năng gan mỗi 3 – 6 tháng để phát hiện các chuyển biến và có hướng điều trị kịp thời.
Để bảo vệ tốt cho gan và các chức năng của gan, mọi người nên thay đổi lối sống lành mạnh như hạn chế rượu, bia; hạn chế ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, hạn chế tiếp xúc với các chất độc trong không khí như khói bụi, thuốc trừ sâu, phân bón...Nên uống nhiều nước, bổ sung vitamin và các chất vi lượng cần thiết cho cơ thể như vitamin A,E, K, C... Đồng thời, sử dụng các loại thực phẩm giúp thanh lọc gan như mướp đắng, tỏi, gấc,... cho lá gan khỏe mạnh hơn.
Hiện nay, Phòng khám đa khoa Biển Việt đang triển khai các gói khám tầm soát ung thư phù hợp với nhiều đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khác nhau trong đó có gói tầm soát ung thư gan – phát hiện sớm ung thư từ khi chưa có triệu chứng.
Với gói khám tầm soát ung thư gan mật, khách hàng sẽ có cơ hội phát hiện các bất thường trong cơ thể trong đó có sự hiện diện của tế bào ung thư ở gan mật chỉ trong 1 lần thăm khám. Khi đăng ký gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư khách hàng sẽ được:
- Khám, tư vấn với bác sĩ chuyên khoa ung bướu qua hẹn khám chuyên khoa Ung bướu
- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi.
- Đánh giá chức năng gan qua các xét nghiệm như đo hoạt độ ALT (GPT), đo hoạt độ AST (GOT), đo hoạt độ GGT (Gama Glutamyl Transferase), định lượng Bilirubin toàn phần.
- Tầm soát nhiễm virus viêm gan B, C qua xét nghiệm HBsAg test nhanh và xét nghiệm HCV Ab miễn dịch tự động.
- Tầm soát ung thư gan qua xét nghiệm định lượng AFP (Alpha Fetoproteine).
- Tầm soát u gan bằng siêu âm ổ bụng (tổng quát).
Khách hàng có thể trực tiếp đến Phòng kham đa khoa Biển Việt để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0812217575/ 0912075641 để được hỗ trợ.
Phòng khám đa khoa Biển Việt
Địa chỉ: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
Điện thoại: 02435420311