Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

9 mẹo để giảm triệu chứng cúm

Mặc dù không có cách chữa trị dứt điểm bệnh cảm cúm của cả người lớn lẫn trẻ em, tuy nhiên bạn vẫn có thể tham khảo một số biện pháp tự nhiên sau đây để làm giảm triệu chứng cảm cúm.

1. Dành thời gian nghỉ ngơi tại nhà

Đây là lời khuyên hàng đầu của các bác sĩ dành cho bệnh nhân cảm cúm. Bạn nên gọi cho công ty hoặc trường học để thông báo nghỉ phép trong vài ngày khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng cúm đầu tiên. Việc ở nhà và nghỉ ngơi không chỉ giúp bạn giảm cảm cúm nhanh, mà còn hạn chế lây lan căn bệnh này cho những bạn bè và đồng nghiệp khác.

Người bệnh cúm rất cần tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi tại nhà để cho phép cơ thể nghỉ ngơi. Khi bên trong cơ thể đang chống lại virus, bạn nên dưỡng sức bằng cách nằm trên giường hoặc chiếc sofa êm ái và dành thời gian đọc sách, xem TV hoặc chỉ đơn giản là ngủ một giấc để bớt mệt mỏi.

2. Uống nhiều nước

Cảm cúm uống nước gì? Người bệnh cúm luôn cần bổ sung nhiều chất lỏng hơn, không chỉ có nước lọc mà còn bao gồm cả nước ép trái cây, nước khoáng thể thao và các loại súp hầm xương (ví dụ như nước dùng phở gà). Chất lỏng có tác dụng giữ cho hệ hô hấp được ẩm ướt, giúp người bệnh dễ dàng ho và khạc nhổ ra những chất nhầy khó chịu. Điều này khiến cho mầm bệnh được tống khứ ra ngoài, nếu không chúng sẽ bị tích tụ lại trong phổi và có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng.

Uống nhiều nước giúp giảm triệu chứng cảm cúm

3. Thuốc giảm đau và hạ sốt

Khi cơ thể tăng thân nhiệt để chống lại virus cúm sẽ khiến bệnh nhân bị sốt. Các loại thuốc không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen có thể điều trị sốt và những cơn đau nhức cơ đi kèm. Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn dùng loại thuốc phù hợp.

Lưu ý không được dùng cho aspirin cho người dưới 19 tuổi để tránh gặp hội chứng Reye. Đây là một căn bệnh nghiêm trọng có thể gây hại cho não và gan.

4. Điều trị ho

Một số loại thuốc điều trị không kê đơn có thể làm dịu cơn ho và giảm triệu chứng cảm cúm của bạn. Thuốc long đờm (tiêu đờm) - giúp biến chất nhầy trong khí phế quản thành chất lỏng để tống ra khỏi đường hô hấp dễ dàng hơn, là một lựa chọn mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên không nên tùy ý cho trẻ em dưới 4 tuổi dùng các loại thuốc ho hoặc thuốc cảm lạnh không kê đơn.

5. Xông hơi

Trong trường hợp bạn bị nghẹt/ngạt mũi, liệu pháp xông hơi có thể mang đến hiệu quả. Nếu không có điều kiện đến phòng xông hơi hoặc nấu lá xông, bạn chỉ cần ngồi trong phòng tắm và đóng kín cửa, sau đó bật vòi nước nóng ở mức cao với mục đích là khiến cho căn phòng đầy hơi nước ẩm. Lưu ý ngồi cách xa vòi nước nóng để tránh bị bỏng.

6. Dùng máy phun sương tạo ẩm

Nếu không khí trong nhà quá khô, bật máy phun sương tạo độ ẩm có thể giúp bạn giảm triệu chứng cảm cúm nghẹt mũi và ho. Không cho nước ấm vào máy phun sương vì điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn. Bên cạnh đó cũng cần đảm bảo giữ thiết bị sạch sẽ để ngăn ngừa nấm mốc phát triển.

7. Thử dùng viên ngậm

Những viên kẹo ngậm có chứa hoạt chất làm dịu cơn đau cổ họng, cũng như giảm triệu chứng cảm cúm, đặc biệt là ho của bệnh nhân.

8. Nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý nhỏ hoặc xịt mũi có bán sẵn tại bất kỳ nhà thuốc nào. Biện pháp này rất hiệu quả trong việc giảm triệu chứng cảm cúm và an toàn ngay cả đối với trẻ em. Nhỏ vài giọt nước mũi vào một bên mũi, sau đó nhẹ nhàng đẩy chất nhầy và nước muối ra. Lặp lại bước này ở mũi còn lại cho đến khi cả hai mũi được thông.

9. Thuốc kháng virus cúm

Các loại thuốc được CDC khuyến nghị bao gồm: baloxavir marboxil (Xofluza), oseltamivir (Tamiflu), peramivir (Rapivab) hoặc zanamivir (Relenza). Trong đó, oseltamivir (Tamiflu) hoặc zanamivir (Relenza) còn có tác dụng ngăn ngừa phát bệnh ở những người đã bị phơi nhiễm. Thuốc sẽ hoạt động tốt nhất khi người bệnh dùng trong vòng 48 giờ kể từ khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Nếu bạn dùng thuốc sớm, chúng có thể làm giảm cảm cúm nhanh và làm nhẹ các triệu chứng. Một số loại cần sử dụng trong 5 ngày, tuy nhiên những dược phẩm thế hệ mới hơn, như baloxavir marboxil (Xofluza) chỉ cần uống một liều duy nhất.

Nên dùng những loại thuốc này ngay khi các triệu chứng bắt đầu để giảm cảm cúm nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có dấu hiệu bệnh cúm diễn tiến nặng và nguy cơ biến chứng cao hơn thì cần đến gặp bác sĩ ngay. Đối tượng dễ mắc phải tình trạng này bao gồm:

  • Người già từ 65 tuổi trở lên;
  • Trẻ em dưới 2 tuổi;
  • Người mắc một số bệnh mãn tính ở phổi, tim, thận, gan hoặc hệ miễn dịch suy yếu;
  • Một số chủng tộc nhất định, ví dụ như người Mỹ bản địa và thổ dân Alaska.

Lưu ý cúm là một bệnh nhiễm trùng do virus, do đó không cần sử dụng kháng sinh - các loại thuốc chỉ có tác dụng chống nhiễm trùng do vi khuẩn. Ngoài ra, cần gọi cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Đau tai hoặc rỉ nước từ tai;
  • Đau mặt hoặc trán, đi kèm với dịch mũi nhầy đặc màu vàng hoặc xanh lá cây kéo dài hơn một tuần;
  • Sốt trên 38 độ C ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi;
  • Sốt trên 38,8 độ C ở trẻ em hoặc người lớn;
  • Khàn giọng, đau họng hoặc ho liên tục không khỏi;
  1. Khó thở, thở khò khè;
  • Nôn;

Các triệu chứng nặng hơn hoặc không khỏi.

Cần gọi ngay số cấp cứu nếu trẻ có dấu hiệu khó thở, đau ngực, mất ý thức, co giật, ngất xỉu, quấy khóc dữ dội hoặc mê man.

Quý khách hàng cần tư vấn các vấn đề về sức khỏe xin vui lòng liên hệ đến phòng khám theo số điện thoại sau: 02435420311/ 0812217575/ 0912075641

Địa chỉ phòng khám: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.

9 mẹo để giảm triệu chứng cúm
Hotline0812217575
icon chat