Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng phổi, thường gặp ở trẻ nhỏ. Viêm phổi có thể diễn biến rất nhanh và dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Cần phát hiện sớm bệnh và có phương pháp điều trị càng sớm càng tốt.
Khi thấy các dấu hiệu viêm phổi, đặc biệt là tình trạng khó thở, cần nghĩ ngay đến viêm phổi và đến bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ sẽ tùy vào tình trạng bệnh nhân mà chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm viêm phổi dưới đây.
1. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu có thể giúp xác định tình trạng nhiễm trùng thông qua số lượng bạch cầu. Bác sĩ có thể lấy máu từ ven để nuôi cấy, giúp xác định chính xác loại vi khuẩn gây bệnh viêm phổi, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị, loại thuốc kháng sinh phù hợp.
2. Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán viêm phổi do 2 nguyên nhân là phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) và vi khuẩn Legionella pneumophila.
3. Nuôi cấy đờm
Người bị viêm phổi thường ho, có đờm. Lấy đờm từ cơn ho sâu để tiến hành xét nghiệm giúp xác định loại vi khuẩn gây bệnh. Tương tự như xét nghiệm nước tiểu, phương pháp nuôi cấy đờm giúp bác sĩ chọn được loại kháng sinh điều trị tốt nhất.
4. Chụp X-quang ngực
X-quang ngực giúp bác sĩ quan sát được hình ảnh bên trong phổi để xác định mức độ và vị trí của nhiễm trùng.
5. Chụp CT
Chụp CT (cắt lớp vi tính) giúp quan sát hình ảnh phổi chi tiết, rõ ràng hơn. Chụp CT phổi thường được chỉ định trong những trường hợp viêm phổi nặng, điều trị viêm phổi không có hiệu quả.
6. Đo độ bão hòa oxy mạch
Độ bão hòa oxy trong máy lý tưởng là trên u95%. Khi bị viêm phổi, quá trình oxy đi vào phổi có thể bị cản trở, khiến nồng độ oxy trong máu giảm, người bệnh sẽ thấy khó thở.
Đo độ bão hòa oxy mạch là kỹ thuật xét nghiệm không xâm lấn, cho phép kiểm tra những thay đổi về oxy hóa trong hàm lượng oxy trong máu.
7. Khí máu động mạch
Xét nghiệm khí máu động mạch giúp đo mức độ giảm oxy trong máu. Xét nghiệm khí máu động mạch sử dụng một mẫu máu được lấy ra từ động mạch, hầu hết là ở cổ tay. Nó giúp xác định sự trao đổi khí oxy-carbon dioxide, từ đó đánh giá được mức độ nghiêm trọng của bệnh.
8. Nội soi phế quản
Trường hợp bị viêm phổi nặng hoặc viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần thì người bệnh thường được yêu cầu nội soi phế quản. Bác sĩ sẽ dùng một ống mềm và nhỏ có gắn camera ở đầu, đưa vào khí quản và phế quản người bệnh, giúp thu thập các chất dịch và mẫu mô nhỏ để thực hiện xét nghiệm, tìm nguyên nhân gây bệnh.
Để đăng ký thăm khám tại Phòng khám đa khoa Biển Việt, Quý khách có thể liên hệ với phòng khám theo số điện 02435420311/ 0812217575/ 0912075641 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.