Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

Sốt xuất huyết, triệu chứng nhận biết và cách điều trị

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch, do virus dengue gây ra. Ở Việt Nam, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, đặc biệt là vào các tháng 7, 8, 9, 10. Trước tình hình dịch sốt xuất huyết 2019 trên cả nước đang có diễn biến phức tạp, các gia đình cần cảnh giác trước các dấu hiệu của sốt xuất huyết để phòng tránh & điều trị kịp thời.

Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát tại Hà Nội và một số địa phương trên cả nước.

Theo báo cáo về tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12-8 đến 18-8), trên địa bàn thành phố ghi nhận 301 trường hợp sốt xuất huyết, phân bố tại 145 xã, phường, thị trấn của 26 quận, huyện, thị xã. 

Xem thêm: Bệnh sốt xuất huyết cách nhận biết và điều trị

1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus Dengue gây ra. Bệnh lây truyền bởi muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

 Bệnh thường bùng phát vào mùa mưa tại những vùng có vệ sinh môi trường kém, nhiều ao nước đọng. Đây là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản và đi hút máu người, gây lây nhiễm virus Dengue. Một số triệu chứng sốt xuất huyết có thể nhận biết sớm như: sốt cao 40,5 độ, nhức đầu, ói mửa, phát ban. Bệnh sốt xuất huyết ở dạng nặng có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

Trước đây, sốt xuất huyết thường gặp ở trẻ em; nhưng hiện tại, rất nhiều người lớn cũng mắc bệnh và tỷ lệ tử vong khá cao. Bệnh hiện nay chưa có thuốc đặc trị, những trường hợp nặng điều trị hầu như chỉ hạ sốt, truyền dịch và chống sốc tích cực. Những trường hợp nhiễm bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau một tuần.

2. Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết được chia làm 3 mức độ (Theo Tổ chức Y tế Thế Giới – WHO năm 2009) đó là:

  • Sốt xuất huyết Dengue
  • Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.
  • Sốt xuất huyết Dengue nặng (Sốc sốt xuất huyết Dengue).

3. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết từng mức độ sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện khá đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

Cần lưu ý giai đoạn sốt tương ứng với thể bệnh sốt xuất huyết Dengue thông thường, nếu đã chuyển qua giai đoạn nguy hiểm tức là đã chuyển qua mức độ của thể bệnh sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo và sốt xuất huyết Dengue nặng. Khi đó cần phải cho bệnh nhân nhập viện ngay vì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Phát hiện sớm bệnh và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng trong từng giai đoạn của bệnh sẽ giúp chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời, nhằm cứu sống người bệnh.

3.1/ Giai đoạn sốt

Giai đoạn sốt sẽ xuất hiện sau thời gian ủ bệnh, kéo dài từ 4 đến 10 ngày sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt.

  • Bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao đột ngột, liên tục 39 - 40 độ C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt.
  • Đau đầu dữ dội ở vùng trán, nhức hai hố mắt sau nhãn cầu.
  • Có thể có nổi mẩn, phát ban, da xung huyết.
  • Chán ăn, buồn nôn.
  • Đau cơ, đau khớp.
  • Nghiệm pháp dây thắt dương tính.

3.2/ Giai đoạn nguy hiểm

Thường vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh, người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Nhiệt độ giảm không nhất thiết có nghĩa là người bệnh đang hồi phục, ngược lại cần phải đặc biệt theo dõi biểu hiện của sốt xuất huyết dengue có dấu hiệu cảnh báo và tiến triển thành sốt xuất huyết dengue nặng.

  • Thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24 - 48 giờ); tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to, có thể đau. Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 25 mmHg), tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, tiểu ít.
  • Xuất huyết: Xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết, thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím. Xuất huyết ở niêm mạc: Chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn. Xuất huyết nội tạng như: Tiêu hóa, phổi, não là biểu hiện nặng (nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen do bị xuất huyết nội tạng).
  • Một số trường hợp sốt xuất huyết dấu hiệu nặng có thể có biểu hiện suy tạng như: viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim. Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc.
  • Đau bụng, buồn nôn, tay chân lạnh, vật vã hốt hoảng (đây là hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu và tụt huyết áp), cần phải cấp cứu nhanh chóng.

3.3/ Giai đoạn hồi phục

Khoảng 24 - 48 giờ sau giai đoạn nguy hiểm, cơ thể bệnh nhân có hiện tượng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch, giai đoạn này sẽ kéo dài trong khoảng 48 - 72 giờ.

  • Bệnh nhân hết sốt, tổng trạng tốt lên, thèm ăn uống trở lại, huyết động ổn định và đi tiểu nhiều.
  • Có thể có nhịp tim chậm và thay đổi về điện tâm đồ.
  • Trong giai đoạn này, nếu truyền dịch quá mức cho bệnh nhân có thể gây ra phù phổi hoặc suy tim.

4. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết?

Các yếu tố sau đây làm tăng khả năng mắc sốt xuất huyết thể nặng:

  • Sinh sống hoặc đi du lịch ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới sẽ làm tăng nguy cơ tiếp xúc với virus gây bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt là các khu vực có nguy cơ cao là khu vực Đông Nam Á, các đảo tây Thái Bình Dương, châu Mỹ Latinh và vùng Caribê; (Theo nghiên cứu của Thomas P.Monath, các quốc gia đang phát triển có nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết cao hơn so với các quốc gia phát triển)
  • Nếu bạn đã từng nhiễm sốt xuất huyết trước đây thì khi nhiễm lại, các triệu chứng sẽ nặng hơn và nguy hiểm hơn;
  • Trẻ dưới 12 tuổi;
  • Phụ nữ và người da trắng.

5. Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏe

5.1/ Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì?

Bổ sung nhiều nước

Người bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng điển hình là sốt cao kèm mất nước nên việc bù nước là quan trọng nhất.

Bên cạnh đó,người thân nên cho người bệnh uống thêm các loại nước trái cây, nước ép như nước cam, canh, nước ép bưởi, nước dừa vì các loại quả này có chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng, giúp cho thành mạch máu khỏe hơn; và từ đó tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.

Ăn cháo loãng, súp

Cảm giác chán ăn, miệng đắng khi bị sốt là dấu hiệu dễ thấy nhất, gây khó chịu cho người mắc bệnh, đặc biệt là trẻ con. Lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết là nên ăn thức ăn các loại cháo loãng, soup để dễ hấp thu và có nhiều dưỡng chất.

Đối với trẻ em bị sốt xuất huyết mà đang trong giai đoạn bú mẹ, người mẹ cần cho bé bú nhiều hơn ngày thường để tăng cường sức đề kháng tự nhiên từ sữa mẹ. Khi cho trẻ ăn, bé nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, uống thêm nước, không nên cho trẻ ăn dồn dập.

Trong thời điểm này, các mẹ nên bổ sung cho bé các món ăn giàu đạm từ trứng, thịt, sữa, thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm có trong thịt bò, gà... để tăng cường sức đề kháng giúp bé chống lại bệnh sốt xuất huyết.

5.2/ Người bệnh sốt xuất huyết kiêng ăn gì?

Một số thực phẩm dưới đây người bệnh cần kiêng ăn vì dễ gây rối loạn, biến chứng nguy hiểm và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe:

Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ

Bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc đặc hiệu để trị bệnh nên các thực phẩm có chứa nhiều chất béo và dầu mỡ nên hạn chế cho người bệnh ăn.

Đồ ăn cay, nóng

Sức đề kháng của người bệnh sốt xuất huyết bị giảm và năng lượng bị hao hụt nên khi người bệnh ăn đồ cay, nóng như ớt, gừng, mù tạt ... thì sẽ làm nhiệt độ trong cơ thể tăng lên.

Điều này không những khiến tình trạng bệnh năng hơn mà còn ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của người bệnh.

Thực phẩm có màu sẫm

Trong suốt giai đoạn bị bệnh, người bệnh nên kiêng ăn các loại thực phẩm có màu đỏ, nâu, đen vì người bệnh sốt xuất huyết ra dễ bị chảy máu. Việc này sẽ giúp bác sĩ không bị nhầm lẫn và chẩn đoán đúng bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày khi bệnh nhân bị nôn mửa.

Đồ uống ngọt

Người bệnh sốt xuất huyết không nên uống các loại đồ uống ngọt như soda, không dùng mật ong và các loại đường tự nhiên khác để tránh bênh nhân lâu hồi phục do tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm chậm hơn.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên không nên uống rượu, caffe và ngừng hút thuốc khi đang bị bệnh.

Phòng khám Đa khoa Biển Việt - Địa chỉ uy tín trong điều trị sốt xuất huyết tại Hà Nội

Khi đến thăm khám bệnh tại PKĐK Biển Việt, bệnh nhân được các bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương trực tiếp khám, chuẩn đoán và điều trị.

Các xét nghiệm tại Phòng khám Đa khoa Biển Việt tuân thủ mọi yêu cầu của một phòng xét nghiệm tiêu chuẩn quốc tế.  Để đảm bảo hiệu quả tối ưu của các thiết bị, công nghệ và phần mềm, việc nội kiểm chuẩn chất lượng máy móc và thiết bị được thực hiện hàng ngày. Mức độ chính xác của kết quả được bảo đảm bởi hệ thống kiểm chuẩn.

Phương châm và mục đích của PKĐK Biển Việt là luôn nỗ lực mang lại cho bệnh nhân những kết quả xét nghiệm và phân tích đáng tin cậy, đảm bảo chăm sóc bệnh nhân kịp thời và liên tục 24/24 giờ.

Ngoài ra, tai PKĐK Biển Việt còn có dịch vụ lấy máu xét nghiệm tại nhà.

Trong trường hợp quý khách hoặc người thân vì nhiều lí do mà không thể đến bệnh viện trực tiếp làm xét nghiệm, hãy gọi điện đến tổng đài của phòng khám Đa khoa Biển Việt 02435420311/ 0812217575 để đăng ký dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà.

Sau khi nhận được đầy đủ thông tin như họ tên, ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ và mẫu xét nghiệm muốn kiểm tra, ... của quý khách hàng, Phòng khám đa khoa Biển Việt sẽ cử nhân viên đến tận nhà để lấy mẫu (máu, nước tiểu, ...). Thủ tục nhanh chóng, tiện lợi và nhân viên của chúng tôi sẽ chuyển kết luận đến địa chỉ nhà bạn ngay khi có kết quả.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Biển Việt theo số Hotlien 02435420311/ 0812217575 để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Sốt xuất huyết, triệu chứng nhận biết và cách điều trị
Hotline0812217575
icon chat