Tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường tại Việt Nam ngày càng tăng. Theo báo cáo của Hà Nội Tiết Và Đái Tháo Đường Việt Nam (VADE), hiện nay tại Việt Nam có 5 triệu người mắc tiểu đường, chiếm khoảng 5.4% dân số. Các chuyên gia tin rằng con số này có thể lên đến 10%, bởi vì tỉ lệ người bị bệnh nhưng chưa được chuẩn đoán rất cao. Đây là con số đang báo động vì 3 năm trước tỉ lệ người mắc bệnh là 3.3%. Việt Nam đang là một trong những nước có tỉ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường nhanh nhất thế giới.
Vậy làm sao để phòng chống bệnh tiểu đường (đái tháo đường)?
>> Bệnh nhân tiểu đường – Chỉ số vàng HBA1C và 10 điều cân biết
>> Biến chứng bệnh đái tháo đường người bệnh nên biết
Hạn chế ăn đồ chế biến sẵn tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu do các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Boston (Mỹ) thực hiện trong 15 năm đã xác nhận điều người ta thường nghĩ lâu nay: Ăn nhiều thức ăn nhanh (fast food) làm cho bạn mập và tăng nguy cơ bị tiểu đường.
Sau khi đã loại trừ tác động của các yếu tố như vận động cơ thể và lối sống, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người thường xuyên ăn thức ăn nhanh nặng hơn 10 pound (1 pound bằng 0,45 kg) so với những người ăn ít thường xuyên hơn và có nguy cơ bị rối loạn insulin (liên quan đến bệnh tiểu đường) cao hơn gấp 2 lần. Theo các nhà nghiên cứu, thức ăn nhanh thường được nhìn nhận là có chất lượng dinh dưỡng thấp, nhưng cho đến nay ít có nghiên cứu nào được thực hiện về tác động của thức ăn nhanh với các loại “bệnh nhà giàu” như béo phì, tiểu đường loại 2 và bệnh tim.
Chia nhỏ bữa ăn giúp bạn ổn định lượng đường trong máu, kiểm soát cân nặng.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc ăn nhiều bữa nhỏ chia đều trong ngày sẽ mang lại lợi ích. Nó khiến bạn giảm được cảm giác đói và ăn ít hơn vào các bữa tiếp theo. Một nghiên cứu trên gần 2.700 phụ nữ và nam giới phát hiện những người ăn trên 6 bữa một ngày tiêu thụ ít calo hơn. Họ cũng thường lựa chọn thực phẩm lành mạnh và có chỉ số BMI thấp hơn.
Nghiên cứu cũng chỉ ra khi ăn nhiều bữa hơn, mức cholesterol và insulin trong cơ thể cũng được cải thiện theo chiều hướng tốt. Ăn nhiều bữa ăn nhỏ cuối cùng có thể giảm đường trong máu, cảm giác đói và giúp bạn từ bỏ những bữa ăn vặt.
Tập thể dục hằng ngày để tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Tập thể dục thường xuyên cũng như chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa để đánh bại hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường.
Tập thể dục làm giảm lượng đường trong máu theo hai cách:
- Làm tăng độ nhạy insulin, có nghĩa là các tế bào có thể sử dụng insulin tốt hơn. Insulin được các tế bào sử dụng để hấp thu đường từ máu và sau đó được sử dụng làm năng lượng cho cơ thể của bạn.
- Nó cho phép cơ bắp hấp thụ và sử dụng đường cho năng lượng, ngay cả khi không có insulin.
Đi bộ: Đi bộ là một trong những cách tốt nhất và dễ dàng nhất để mọi người ở mọi lứa tuổi tập thể dục, kể cả những người mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu năm 2005 được công bố trên các báo cáo của Diabetes Care rằng việc đi bộ có lẽ là một trong những điều tốt nhất mà một bệnh nhân tiểu đường có thể làm cho sức khỏe của họ.
Phòng bệnh tiểu đường bằng Vitamin D
Vitamin D rất quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thiếu vitamin D có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao.
Phần lớn các tổ chức về sức khỏe khuyên lượng vitamin D trong máu nên được duy trì ở mức 30 ng/ml (75 nmol/l). Những người có hàm lượng vitamin D trong máu cao sẽ giảm nguy cơ mắc tiểu đường tới 43%.
Khi những người bị thiếu hụt vitamin D uống bổ sung vitamin này, chức năng insulin trong các tế bào của họ được cải thiện, đường huyết cũng được duy trì ở mức lành mạnh và nguy cơ mắc tiểu đường giảm đáng kể. Trẻ em được cung cấp đầy đủ vitamin D cũng giảm 78% nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1 so với những trẻ ít được bổ sung đủ vitamin D.
Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng các loại thức ăn giàu vitamin D như cá có nhiều mỡ, dầu oliu. Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời ở những thời điểm phù hợp cũng rất có ích.
Đối với nhiều người, bổ sung 2.000-4.000 IU vitamin D mỗi ngày có thể cần thiết để duy trì mức tối ưu.
Phòng bệnh tiểu đường bằng cà phê hoặc trà
Mặc dù nước nên là thức uống chính của bạn, nghiên cứu cho thấy rằng uống cà phê hoặc trà có thể giúp bạn tránh mắc bệnh tiểu đường.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng uống cà phê ở mức vừa phải hàng ngày giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 từ 8–54%. Một số nghiên cứu khác cho thấy uống trà và cà phê cũng cho hiệu quả tương tự ở những người quá cân.
Cà phê và trà có chứa các chất chống oxy hóa được gọi là polyphenol có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trà xanh có chứa một hợp chất chống oxy hóa độc đáo gọi là epigallocatechin gallate (EGCG) đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu và tăng độ nhạy insulin.