Danh sách chuyên khoa

Danh sách dịch vụ

Đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới những điều bạn cần biết

LGBT là tên viết tắt của cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual) và hoán tính hay còn gọi là người chuyển giới (Transgender). Hiện nay, thuật ngữ “LGBT” đang trở nên ngày càng phổ biến, tuy nhiên nhiều người trong chúng ta vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa của thuật ngữ này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết nhằm giải đáp các thắc mắc về đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới.

1. “LGBT” nghĩa là gì?

LGBT” là tên viết tắt của “đồng tính nữ (Lesbian), đồng tính nam (Gay), song tính (Bisexual) và chuyển giới (Transgender)”. Thuật ngữ này mô tả xu hướng tình dục của một người, tức là họ có sự hấp dẫn tình yêu và tình dục với những người cùng giới tính.

  • “Gay” là từ dùng để mô tả một người (có thể là nam hoặc nữ) bị thu hút bởi những người cùng giới.
  • “Straight” mô tả một người (nam hoặc nữ) bị thu hút bởi những người khác giới.
  • Người đồng tính nữ (Lesbian) là một người phụ nữ bị thu hút bởi những người phụ nữ khác.
  • Người song tính (Bisexual) mô tả một người (nam hoặc nữ) bị thu hút bởi cả hai giới.

Theo thống kê tại Hoa Kỳ có khoảng 3,5% số người được xác định là người đồng tính hoặc song tính. Nhưng nhiều người trong số họ cảm thấy rằng họ không phải là 100% đồng tính, thẳng tính hay song tính. Xu hướng tình dục của những người này thường theo hướng liên tục, lâu dài và cố định. Tuy nhiên, cũng có một số người không cảm thấy có bất kỳ sự hấp dẫn tình dục nào kể cả ở người cùng giới hay khác giới, đây được coi là trường hợp “vô tính”.

2. Bản dạng giới (gender identity) là gì?

Bản dạng giới, hay còn gọi là nhận thức giới tính không giống với xu hướng tình dục. Bản dạng giới tức là nhận thức của một người về giới tính, có thể là nam, nữ hoặc giới tính khác.

3. Thế nào là người chuyển giới?

Người chuyển giới có nghĩa là người có bản dạng giới khác với giới tính mà họ được chỉ định khi sinh ra (giới tính sinh học). Một người sinh ra là nữ nhưng có thể cảm thấy rằng họ thực sự là con trai và ngược lại, sinh ra là nam nhưng họ lại cảm thấy mình là một cô gái.

Một số người chuyển giới quyết định sống, ăn mặc và hành động theo giới tính mà họ nhận thức rằng họ thực sự thuộc về giới tính đó. Một số người chọn phẫu thuật hoặc dùng hormone để cơ thể phù hợp hơn với bản dạng giới của họ. Nhưng cũng có những người khác thì chưa phẫu thuật để chuyển đổi giới tính.

4. “Cisgender” có nghĩa là gì?

“Cisgender” là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả những người có bản dạng giới giống với giới tính mà họ được chỉ định khi sinh ra. Thuật ngữ này trái ngược với khái niệm chuyển giới.

5. Xác định đồng tính nữ, đồng tính nam, hoặc song tính

Quan hệ tình dục của một người không quyết định xu hướng tình dục của họ. Đôi khi xu hướng tình dục có liên quan nhiều hơn đến cảm giác yêu thương và chăm sóc. Nhiều người trưởng thành và thanh thiếu niên chưa bao giờ quan hệ tình dục với người cùng giới nhưng vẫn xác định là đồng tính.

6. Khi nào một người nhận thức được bản dạng giới của họ là gì?

Ngay ở tuổi dậy thì, một số thanh thiếu niên đã đặt câu hỏi về bản sắc giới tính của họ. Nhưng hầu hết mọi người đều có ý thức ổn định về giới tính của họ bắt đầu từ rất sớm, khoảng 4 tuổi. Nếu bạn đã nhận thức hay cảm nhận được về giới tính của mình kể từ khi bạn còn nhỏ hoặc miễn là bạn có thể nhớ, có lẽ bạn sẽ không thay đổi suy nghĩ của mình. Nếu bạn bối rối về danh tính giới tính của mình, hãy tìm sự hỗ trợ bằng cách nói chuyện với người mà bạn tin tưởng, chẳng hạn như bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Một số vấn đề mà thanh thiếu niên LGBT có thể phải đối mặt khi ở nhà, ở trường và trong cộng đồng.

Xã hội nói chung đang thay đổi, hiện nay đã có nhiều nước cho phép các cặp đồng giới kết hôn. Bên cạnh đó, nhiều trường học đã hỗ trợ cho thanh thiếu niên LGBT và tạo môi trường an toàn cho tất cả học sinh. Tuy nhiên, tình trạng những học sinh LGBT bị bắt nạt ở trường vẫn xảy ra. Nếu những ai đang bị lâm vào tình trạng này, hãy nói chuyện với cha mẹ, giáo viên để tìm ra giải pháp.

Hiện nay, vẫn còn nhiều cộng đồng không chấp nhận người LGBT. Đã có một số nước đưa ra luật pháp để giải quyết các hành vi thù địch hoặc chống lại người LGBT, nhưng nhiều nước vẫn không ban hành luật để bảo vệ họ khỏi sự phân biệt đối xử. Do đó, người LGBT thường phải che giấu giới tính thật sự của họ.

Tất cả những yếu tố này có thể khiến một thiếu niên LGBT cảm thấy lo lắng và cô đơn. Thanh thiếu niên LGBT nếu không được nhận sự ủng hộ bởi gia đình và trường học có nhiều khả năng sẽ bị trầm cảm. Nhiều người trong số họ đã đối phó với những suy nghĩ và cảm xúc này theo những cách tiêu cực. Họ có thể làm tổn thương chính họ hoặc chuyển sang ma túy và rượu. Một số bỏ học, bỏ nhà ra đi.

7. Có nên công khai với gia đình và xã hội rằng bản thân là LGBT?

Đây là một câu hỏi mà nhiều người LGBT ở mọi lứa tuổi đều băn khoăn, trăn trở. Một số cha mẹ sẽ cởi mở và chấp nhận, trong khi những người khác có thể không hiểu ý nghĩa của đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính hoặc chuyển giới nên họ sẽ có những định kiến ​​về người LGBT. Nếu chưa đủ can đảm để công khai giới tính của mình, hãy tìm đến những chuyên gia tư vấn để được giải đáp băn khoăn và đưa ra quyết định đúng đắn.

8. Có phải những người đồng tính nữ có nguy cơ mang thai và nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)?

Những cô gái có quan hệ tình dục với người giới tính nữ cũng có thể bị nhiễm STI (các bệnh lây truyền qua đường tình dục). Các STI bao gồm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), papillomavirus ở người (HPV), herpes sinh dục, giang mai, lậu, và chlamydia, có thể lây truyền (truyền từ bạn tình sang người khác) qua quan hệ tình dục bằng miệng. Một số STI (HPV và mụn rộp sinh dục) có thể lây truyền qua tiếp xúc da kề da. Bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn cũng là một loại bệnh phổ biến ở người đồng tính nữ. Nó có thể lây truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng hoặc đồ chơi tình dục.

Các cô gái tuổi teen nên đi khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe sinh sản vào khoảng từ 13 đến 15 tuổi, và nên đi khám định kỳ mỗi năm. Ngoài ra, những người chuyển giới vẫn có cơ quan sinh sản nữ hoặc đang sử dụng nội tiết tố nữ cũng cần được chăm sóc sức khỏe sinh sản nữ.

Tất cả những người có hoạt động tình dục với bạn tình khác giới cần sử dụng biện pháp tránh thai để tránh mang thai ngoài ý muốn. Điều quan trọng là phải sử dụng bao cao su mỗi lần để không mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs). Bên cạnh đó có thể sử dụng phương pháp rào cản như tấm chắn miệng và găng tay khi chạm vào bộ phận sinh dục khác bằng ngón tay, miệng hoặc chạm vào đồ chơi tình dục.

Gói Khám, Sàng lọc các bệnh xã hội của Phòng khám đa khoa Biển Việt giúp khách hàng khám sàng lọc các bệnh xã hội nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị hiệu quả, tránh biến chứng xảy ra.

Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội dành cho mọi lứa tuổi, dành cho cả nam và nữ. Để được tư vấn và đặt lịch khám, Quý Khách có thể liên hệ TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo: Acog.org

Đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới những điều bạn cần biết
Hotline0812217575
icon chat